Chia sẻ 9 câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp đăng ký FCE

TUYETTRINH

Member
Bài viết
57
Reaction score
0
Đăng ký FCE (Food Canning Establishment) là một trong những yêu cầu quan trọng mà các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đóng hộp phải thực hiện nếu muốn phân phối sản phẩm của mình tại thị trường Hoa Kỳ. Việc đáp ứng quy trình đăng ký này giúp đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế, tăng cường uy tín thương hiệu và mở rộng thị trường. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp mà doanh nghiệp cần biết khi tiến hành đăng ký FCE.

Những thắc mắc xoay quanh vấn đề đăng ký FCE
Những thắc mắc xoay quanh vấn đề đăng ký FCE

1. 9 câu hỏi thường gặp khi doanh nghiệp đăng ký FCE

1.1. Đăng ký FCE khác gì với đăng ký SID?

FCE (Food Canning Establishment) là việc đăng ký cơ sở sản xuất. Nhằm mục đích quản lý và kiểm soát các nhà máy chế biến thực phẩm đóng hộp. Trong khi đó, SID (Scheduled Process Identification) là đăng ký quy trình chế biến cụ thể cho từng loại sản phẩm. SID đặc biệt quan trọng với các sản phẩm có độ acid thấp và sản phẩm acid hóa. Vì chúng có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển vi khuẩn gây bệnh nếu không được xử lý đúng cách.

Nói cách khác, FCE tập trung vào đăng ký cơ sở sản xuất. Còn SID hướng đến các quy trình chế biến đảm bảo an toàn cho từng loại sản phẩm. Cả hai đều quan trọng và bổ sung cho nhau trong việc quản lý an toàn thực phẩm.

1.2. Có nhất định phải đăng ký FCE không?

Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đóng hộp có độ acid thấp hoặc sản phẩm acid hóa. Nếu muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ, bắt buộc phải đăng ký FCE. FDA đưa ra quy định này nhằm đảm bảo rằng tất cả sản phẩm nhập khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Giúp người tiêu dùng tránh khỏi nguy cơ ngộ độc do vi sinh vật gây hại. Nếu không đăng ký, sản phẩm của doanh nghiệp có thể bị FDA từ chối nhập khẩu. Dẫn đến thiệt hại về chi phí và uy tín.

1.13. Thời gian đăng ký FCE là bao lâu?

Thời gian đăng ký có thể từ vài tuần đến vài tháng
Thời gian đăng ký có thể từ vài tuần đến vài tháng
Thời gian đăng ký FCE phụ thuộc vào quy trình kiểm tra và xét duyệt của FDA. Thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào độ phức tạp của hồ sơ đăng ký. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm mức độ đầy đủ và chính xác của hồ sơ, cũng như số lượng và tính phức tạp của sản phẩm đăng ký.

Để rút ngắn thời gian xử lý, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng và đầy đủ các thông tin cần thiết. Việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp có thể giúp quá trình này diễn ra suôn sẻ hơn.

1.4. FCE có cần kế hoạch an toàn thực phẩm không?

Kế hoạch an toàn thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đăng ký FCE. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phẩm của mình không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn chế biến mà còn được kiểm soát tốt về chất lượng. Kế hoạch an toàn thực phẩm này bao gồm các biện pháp kiểm soát nguy cơ và đảm bảo sản phẩm được chế biến, bảo quản và vận chuyển đúng cách. Giúp ngăn ngừa các rủi ro sức khỏe cho người tiêu dùng.

1.5. FCE có cần PCQI không?

Đối với một số cơ sở sản xuất thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm có độ acid thấp hoặc sản phẩm acid hóa. Việc có chứng nhận PCQI (Preventive Controls Qualified Individual – Cá nhân Đủ Năng Lực Kiểm Soát Phòng Ngừa) là rất quan trọng. PCQI là người đã qua đào tạo chuyên môn về an toàn thực phẩm và có khả năng xây dựng, giám sát các biện pháp kiểm soát phòng ngừa trong quy trình sản xuất thực phẩm để đáp ứng yêu cầu của FDA.

PCQI không bắt buộc khi đăng ký FCE. Nhưng nếu doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Việc có PCQI sẽ hỗ trợ quá trình tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm của FDA một cách tốt nhất.

1.6. Có cần đăng ký FCE riêng cho mỗi địa điểm không?

Liệu có cần đăng ký mã FCE riêng cho từng địa điểm sản xuất
Liệu có cần đăng ký mã FCE riêng cho từng địa điểm sản xuất
Đúng vậy, mỗi cơ sở sản xuất đều cần có mã số FCE riêng. Điều này có nghĩa là nếu doanh nghiệp có nhiều nhà máy sản xuất tại các địa điểm khác nhau. Mỗi địa điểm sẽ phải đăng ký FCE riêng biệt. Việc này giúp FDA kiểm soát chất lượng sản phẩm từ từng cơ sở sản xuất. Đồng thời đảm bảo tính nhất quán và an toàn cho sản phẩm đầu ra.

1.7. Có cần số FCE riêng cho từng sản phẩm không?

Không, thông thường bạn không cần đăng ký mã số FCE riêng cho từng sản phẩm. Mã số FCE được cấp cho toàn bộ cơ sở sản xuất, chứ không phải cho từng sản phẩm cụ thể. Ví dụ: một nhà máy sản xuất cả đồ hộp trái cây và đồ hộp thịt sẽ cần một mã số FCE duy nhất cho toàn bộ nhà máy. Nhưng sẽ cần hai mã số SID riêng biệt cho hai loại sản phẩm này.

1.8. Doanh nghiệp có thể tự đăng ký FCE được không hay cần đến dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp?

Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự đăng ký FCE qua hệ thống FDA. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự hiểu biết về các quy định phức tạp của FDA, các yêu cầu về an toàn thực phẩm và quy trình đăng ký trực tuyến. Đối với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm về đăng ký FCE. Việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp có thể là giải pháp hiệu quả. Giúp đảm bảo hồ sơ đăng ký đầy đủ và tránh sai sót không cần thiết.

Các dịch vụ chuyên nghiệp thường có kinh nghiệm trong việc xử lý các loại hồ sơ phức tạp và nắm rõ quy trình. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

UCC Việt Nam là đơn vị hỗ trợ chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong đăng ký FCE. Chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro, tối ưu hoá thời gian và chi phí trong quá trình đăng ký. Liên hệ ngay với UCC Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng!

UCC VIỆT NAM cung cấp dịch vụ trọn gói, chuyên nghiệp
phone-icon-1.png
036 790 8639
Chat Zalo UCC
Nhận báo giá

1.9. Đăng ký FCE có cần gia hạn không?

Thông thường, FCE không yêu cầu gia hạn định kỳ. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ thay đổi nào về sản phẩm hoặc quy trình sản xuất. Doanh nghiệp cần cập nhật thông tin đăng ký để duy trì tính hợp lệ của mã số FCE. Việc cập nhật thông tin giúp FDA theo dõi và quản lý các thay đổi. Đảm bảo rằng sản phẩm vẫn đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng của FDA đề ra.

2. Kết luận

FCE đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm thực phẩm đóng hộp đến thị trường Hoa Kỳ. Với các câu hỏi trên, hy vọng doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về những bước cần thực hiện khi đăng ký FCE. Đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ hàng đầu, FCE sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn của FDA. Tạo niềm tin cho khách hàng và phát triển bền vững tại thị trường quốc tế.

Mọi thông tin cần hỗ trợ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với UCC VIỆT NAM thông qua:

Hotline 036 7908639 email admin@ucc.com.vn để được nhân viên hỗ trợ tốt nhất!



BÀI VIẾT LIÊN QUAN​

Đăng ký FCE và SID : Mở cửa xuất khẩu thực phẩm đóng hộp
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top