bùi tuấn anh
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Trong phương thức thanh toán ứng trước và ghi sổ, ngân hàng đơn thuần chỉ thực hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa người mua và nhận tiền trên danh nghĩa người bán. Trong nhờ thu, các ngân hàng tham gia xử lý chứng từ do người bán gửi đến và hàng động với vai trò là đại lý của người bán. Ngoại trừ vai trò là đại lý và chức năng giám sát, trong cả ba phương thức thanh toán nêu trên, các ngân hàng không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm hay nghĩa vụ nào. Tuy nhiên, trong phương thức L/C, các ngân hàng đã tham gia chủ động và tích cực hơn nhiều, theo đó các ngân hàng thực hiện trả tiền theo cam kết của mình. Trong phương thức L/C, có ba mối quan hệ hợp đồng được hình thành mô hình sau:
Thứ nhất, quan hệ hợp đồng giữa người mua và người bán: Được thể hiện bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán, bao gồm các chi tiết liên quan đến số lượng và chất lượng hàng hóa, cơ sở giá cả, người gửi hàng và ngày dự kiến hàng tới đích. Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán, còn có điều khoản quy định về phương thức thanh toán. Nếu người mua và người bán đồng ý chọn phương thức L/C thì nó cũng phải được thể hiện thành điều khoản trong hợp đồng mua bán.
Thứ hai, quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu (người làm đơn mở L/C) và Ngân hàng phát hành l/c. Mối quan hệ hợp đồng này được thể hiện bởi tất cả hoặc bất cứ một trong các loại hợp đồng sau đây giữa nhà nhập khẩu và Ngân hàng phát hành L/C:
(i) Các điều kiện và điều khoản quy định trong bất kỳ thủ tục nào được ký bởi nhà nhập khẩu, trên cơ sở đó, ngân hàng phát hành L/C trên danh nghĩa của người mua.
(ii) Các điều kiện và điều khoản chung được ký bởi nhà nhập khẩu về biện pháp bảo đảm tín dụng, trong đó có điều khoản thể hiện việc thế chấp số hàng hóa liên quan cho Ngân hàng phát hành L/C.
(iii) Các điều kiện và điều khoản thể hiện trong đơnmở L/C được ký bởi người mua gửi Ngân hàng phát hành.
Cần lưu ý rằng, các điểm (i), (ii), (iii) không chỉ cung cấp mức độ an toàn cao nhất có thể cho Ngân hàng phát hành,mà còn cho phép Ngân hàng phát hành được tự động ghi nợ tài khoản của người mua để thanh toán bất kỳ khoản tiền nào liên quan đến giao dịch L/C.
Thứ ba, quan hệ hợp đồng giữa Ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu. Mối quan hệ này là hệ quả của hai mối quan hệ trên, nhưng lại là một nghĩa vụ hợp đồng độc lập của Ngân hàng phát hành, thể hiện cam kết của ngân hàng này đối với người bán, và là cơ sở để thanh toán khi nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp.
Cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành là hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán (quan hệ HDD1) và độc lập hoàn toàn với quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu với Ngân hàng phát hành (quan hệ HĐ2). Ngoài ra, cam kết của Ngân hàng phát hành cũng hoàn toàn độc lập với bất kỳ hợp đồng cơ sở nào liên quan đến hàng hóa/ dịch vụ và các hoạt động khác.
Nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành được quy định tại Điều 7 trong "ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits", số xuất bản 600, theo đó, nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng là không hủy ngang và vô điều kiện (nghĩa là ngân hàng không được nêu lý do từ chối thanh toán nếu người bán đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của L/C) và đây được xem là yếu tố căn bản trong thanh toán quốc tế. Tòa án ở hầu hết các nước rất ít khi can thiệp đến tính độc lập về nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi L/C.
Xét từ giác độ người bán, sau khi hàng hóa được gửi đi theo quy định của hợp đồng mua bán, lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và xuất trình cho Ngân hàng phát hành để được thanh toán. Người bán không cần quan tâm đến năng lực thanh toán của người mua, bởi vì trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ thuộc về Ngân hàng phát hành chứ không phải người mua. Người bán cũng không cần lo lắng về quy chế quản lý ngoại hối và ngay cả rủi ro chính trị ở nước người mua, bởi vì trong hầu hết các trường hợp, cam kết của Ngân hàng phát hành được thừa nhận rộng rãi trong nước và quốc tế, do đó, nếu không thực hiện những gì đã cam kết, thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia trên trường quốc tế.
Thứ nhất, quan hệ hợp đồng giữa người mua và người bán: Được thể hiện bằng các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán, bao gồm các chi tiết liên quan đến số lượng và chất lượng hàng hóa, cơ sở giá cả, người gửi hàng và ngày dự kiến hàng tới đích. Ngoài ra, trong hợp đồng mua bán, còn có điều khoản quy định về phương thức thanh toán. Nếu người mua và người bán đồng ý chọn phương thức L/C thì nó cũng phải được thể hiện thành điều khoản trong hợp đồng mua bán.
Thứ hai, quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu (người làm đơn mở L/C) và Ngân hàng phát hành l/c. Mối quan hệ hợp đồng này được thể hiện bởi tất cả hoặc bất cứ một trong các loại hợp đồng sau đây giữa nhà nhập khẩu và Ngân hàng phát hành L/C:
(i) Các điều kiện và điều khoản quy định trong bất kỳ thủ tục nào được ký bởi nhà nhập khẩu, trên cơ sở đó, ngân hàng phát hành L/C trên danh nghĩa của người mua.
(ii) Các điều kiện và điều khoản chung được ký bởi nhà nhập khẩu về biện pháp bảo đảm tín dụng, trong đó có điều khoản thể hiện việc thế chấp số hàng hóa liên quan cho Ngân hàng phát hành L/C.
(iii) Các điều kiện và điều khoản thể hiện trong đơnmở L/C được ký bởi người mua gửi Ngân hàng phát hành.
Cần lưu ý rằng, các điểm (i), (ii), (iii) không chỉ cung cấp mức độ an toàn cao nhất có thể cho Ngân hàng phát hành,mà còn cho phép Ngân hàng phát hành được tự động ghi nợ tài khoản của người mua để thanh toán bất kỳ khoản tiền nào liên quan đến giao dịch L/C.
Thứ ba, quan hệ hợp đồng giữa Ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu. Mối quan hệ này là hệ quả của hai mối quan hệ trên, nhưng lại là một nghĩa vụ hợp đồng độc lập của Ngân hàng phát hành, thể hiện cam kết của ngân hàng này đối với người bán, và là cơ sở để thanh toán khi nhà xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợp.
Cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành là hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán giữa người mua và người bán (quan hệ HDD1) và độc lập hoàn toàn với quan hệ hợp đồng giữa nhà nhập khẩu với Ngân hàng phát hành (quan hệ HĐ2). Ngoài ra, cam kết của Ngân hàng phát hành cũng hoàn toàn độc lập với bất kỳ hợp đồng cơ sở nào liên quan đến hàng hóa/ dịch vụ và các hoạt động khác.
Nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành được quy định tại Điều 7 trong "ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits", số xuất bản 600, theo đó, nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành đối với người thụ hưởng là không hủy ngang và vô điều kiện (nghĩa là ngân hàng không được nêu lý do từ chối thanh toán nếu người bán đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện của L/C) và đây được xem là yếu tố căn bản trong thanh toán quốc tế. Tòa án ở hầu hết các nước rất ít khi can thiệp đến tính độc lập về nghĩa vụ của Ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi L/C.
Xét từ giác độ người bán, sau khi hàng hóa được gửi đi theo quy định của hợp đồng mua bán, lập bộ chứng từ theo quy định của L/C và xuất trình cho Ngân hàng phát hành để được thanh toán. Người bán không cần quan tâm đến năng lực thanh toán của người mua, bởi vì trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ thuộc về Ngân hàng phát hành chứ không phải người mua. Người bán cũng không cần lo lắng về quy chế quản lý ngoại hối và ngay cả rủi ro chính trị ở nước người mua, bởi vì trong hầu hết các trường hợp, cam kết của Ngân hàng phát hành được thừa nhận rộng rãi trong nước và quốc tế, do đó, nếu không thực hiện những gì đã cam kết, thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín quốc gia trên trường quốc tế.
Sửa lần cuối:
Bài viết liên quan
Bài viết mới
Thanh toán quốc tế
bởi an chi,