C/O và các chứng từ thay thế C/O

Lê Hiền Thục

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đường do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

Đối với người xuất khẩu, C/O là bằng chứng để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng giao là phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. Đối với người nhập khẩu, C/O là cơ sở xác định sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nước mà họ muốn và là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi.

1. Form A, D, E, AI, AK… C/O ưu đãi (được cấp theo ROO ưu đãi)

C/O ưu đãi là các mẫu C/O vừa chứng minh xuất xứ, vừa có giá trị hưởng thuế suất ưu đãi cho các hàng hóa ghi trên C/O.
  • Form A: Cấp cho các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ dành cho Việt Nam chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)
  • Form D: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean (còn đượcc họi là hiệp định ATIGA)
  • Form E: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – China
  • Form AK: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Hàn Quốc
  • Form AJ: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Nhật Bản
  • Form AANZ: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Úc - Niu Di Lân
  • Form CPTPP: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
  • Form AI: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Ấn Độ
  • Form VJ: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Việt Nam – Nhật Bản
  • Form VK: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc
  • Form VC: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Việt Nam – Chi Lê
  • Form S: Theo quy tắc xuất xứ Hiệp định thương mại hàng hóa Việt Nam –Lào
2. Form B, ICO, T… C/O không ưu đãi (được cấp theo ROO không ưu đãi)

C/O không ưu đãi là các mẫu C/O chỉ chứng minh xuất xứ hàng hóa, không có giá trị hưởng thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa ghi trên C/O
  • Form B: Cấp cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong các trường hợp Người xuất khẩu không đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O nói trên;
  • C/O dệt may: Cấp cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu theo các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • C/O cà phê: Cấp cho sản phẩm dệt may của Việt Nam theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới khóa học chuyên viên logistics
  • C/O khác: Các loại C/O do nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam quy định hoặc được quy định trong các Hiệp định quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên
giay-chung-nhan-xuat-xu.png

3. CNM – Giấy chứng nhận không thay đổi xuất xứ cho hàng gửi kho ngoại quan

Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) là giất chứng nhận cấp cho hàng hóa nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó, xuất khẩu đi nước khác, đưa vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.

4. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do Thương nhân tự phát hành theo quy định nhằm tự chứng nhận xuất xứ của hàng hóa

Để được từ chứng nhận, doanh nghiệp phải đáp ứng một số tiêu chí. Cụ thể, doanh nghiệp phải là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất…

Hiện nay Việt Nam bước đầu áp dụng tự chứng nhận xuất xứ thay C/O mẫu D. Từ 01/01/2019, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A. Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam. Thời gian quá độ là 06 tháng.

>>>>>> Tham khảo thêm: Lộ trình học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu
 

Thành viên trực tuyến

Top