FINGROUP
New member
- Bài viết
- 19
- Reaction score
- 0
Doanh nghiệp của bạn cần nhập khẩu phụ tùng ô tô nhưng chưa có kinh nghiệm? Bạn đang gặp nhiều vướng mắc khi thực hiện thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô về Việt Nam? Bạn muốn hỗ trợ từ các đơn vị vận chuyển, cung cấp dịch vụ Hải Quan uy tín và giá cả cạnh tranh? Cùng tìm hiểu ngay quy trình thủ tục với Finlogistics qua bài viết đầy đủ dưới đây!
Theo Tổng cục Hải Quan thống kê, chỉ trong năm 2023, tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng phụ tùng ô tô của Việt Nam đã đạt mức 1.5 tỷ USD. Trong số đó, một số loại phụ tùng chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị này ví dụ như: lốp xe, dầu nhớt, đèn pha, pin, bộ giảm xóc,…
Lốp xe chính là loại phụ tùng ô tô được tiêu thụ nhiều nhất, với tổng giá trị nhập khẩu lên đến 500 triệu USD. Đây cũng là loại phụ tùng quan trọng và kiểm tra kỹ lưỡng nhất trong việc quản lý và duy trì trật tự an toàn giao thông. Vì vậy, người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn sử dụng mặt hàng này.
Tiếp theo đó là dầu nhớt, cũng là loại phụ tùng ô tô nhập khẩu không thể thiếu khi bảo trì và bảo dưỡng. Việt Nam trong năm 2023 đã nhập khoảng 300 triệu USD dầu nhớt từ những quốc gia như: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore,… Ngoài ra, nhiều loại phụ tùng như: pin, đèn pha, bộ giảm xóc,… cũng có sự tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua.
Một chiếc xe ô tô sẽ gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, có thể lên đến hàng nghìn chi tiết nhỏ lẻ. Trong đó, có phần thiết yếu (như khung, gầm và động cơ), phần phụ trợ (như đèn, lốp, phanh,..), và cả những bộ phận phục vụ nhu cầu của người dùng (như màn hình, điều hòa, hệ thống sưởi,…)
Khi chi tiết nào đó bị thiếu hoặc hư hỏng, thì bạn cần phải sửa chữa hoặc bổ sung thay thế. Do khả năng sản xuất trong lĩnh vực xe hơi của Việt Nam còn khá hạn chế, nên đa số các bên cung ứng đều nhập khẩu phụ tùng xe ô tô trực tiếp hoặc gián tiếp từ nước ngoài. Đây cũng là lý do mà bạn cần phải làm thủ tục để đưa các loại phụ tùng này về Việt Nam.
Kết quả buổi kiểm tra thực tế của Hải Quan và Cục Kiểm định Hải Quan sẽ là cơ sở để xác định và áp mã HS đối với mặt hàng nhập khẩu.
Cụ thể, mã HS phụ tùng ô tô nhập khẩu được quy định như sau:
Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu, bạn sẽ phải nộp thuế phí nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế sẽ có sự khác nhau giữa từng loại hàng, tùy theo mã HS code. Còn đối với thuế VAT, hiện vẫn đang được áp ở mức 10% đối với mặt hàng phụ tùng xe ô tô.
Sau khi đã chọn đúng mã HS phụ tùng ô tô, thì bạn tiến hành khai báo tờ khai Hải Quan thông qua phần mềm khai quan chuyên dụng. Ngay khi nhận được tờ khai Hải Quan thì bạn cũng sẽ nắm được mức thuế nhập khẩu, thuế VAT bao nhiêu.
#Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT quy định rằng mặt hàng phụ tùng ô tô phải có chứng nhận hợp quy sau khi thông quan mới được phép đưa ra thị trường sử dụng. Do đó, khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô thì bạn phải đăng ký kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng này, bao gồm:
Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu, thì xuống ngay Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai và hoàn tất các bước thông quan hàng hóa như bình thường. Nếu không có vấn đề nào thì phía Hải Quan sẽ cho phép hàng hóa của bạn thông quan. Lúc này, bạn tiếp tục đi đóng thuế phí nhập khẩu.
#Bước 4: Mang hàng về kho và hoàn tất việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Sau khi nộp thuế nhập khẩu phụ tùng xe ô tô xong, bạn có thể mang hàng hóa về kho để bảo quản. Lưu ý, để đưa hàng ra thị trường bày bán thì bạn phải có Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Thông tin liên hệ:
Tình hình nhập khẩu phụ tùng xe ô tô các loại về thị trường Việt Nam hiện nay
Tình hình nhập khẩu phụ tùng xe ô tô trong năm vừa qua luôn thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhu cầu sử dụng mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu ngày càng tăng cao, khiến các hãng sản xuất và nhập khẩu cần phải chuẩn bị và cung ứng đầy đủ những sản phẩm chất lượng ra ngoài thị trường.Theo Tổng cục Hải Quan thống kê, chỉ trong năm 2023, tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng phụ tùng ô tô của Việt Nam đã đạt mức 1.5 tỷ USD. Trong số đó, một số loại phụ tùng chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá trị này ví dụ như: lốp xe, dầu nhớt, đèn pha, pin, bộ giảm xóc,…
Lốp xe chính là loại phụ tùng ô tô được tiêu thụ nhiều nhất, với tổng giá trị nhập khẩu lên đến 500 triệu USD. Đây cũng là loại phụ tùng quan trọng và kiểm tra kỹ lưỡng nhất trong việc quản lý và duy trì trật tự an toàn giao thông. Vì vậy, người tiêu dùng có thể yên tâm lựa chọn sử dụng mặt hàng này.
Tiếp theo đó là dầu nhớt, cũng là loại phụ tùng ô tô nhập khẩu không thể thiếu khi bảo trì và bảo dưỡng. Việt Nam trong năm 2023 đã nhập khoảng 300 triệu USD dầu nhớt từ những quốc gia như: Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore,… Ngoài ra, nhiều loại phụ tùng như: pin, đèn pha, bộ giảm xóc,… cũng có sự tăng trưởng rất nhanh trong thời gian qua.
Phụ tùng xe ô tô là gì?
Trước khi tìm hiểu thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, chúng ta hãy làm rõ về chúng nhé. Phụ tùng ô tô là tất cả những bộ phận cấu thành tạo nên chiếc xe và được sản xuất riêng lẻ nhằm thay thế khi bị hư hỏng. Một vài loại phụ tùng ô tô phổ biến hiện nay như: xi-lanh, pít-tông, séc-măng, xu-pap, trục khuỷu,…Một chiếc xe ô tô sẽ gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, có thể lên đến hàng nghìn chi tiết nhỏ lẻ. Trong đó, có phần thiết yếu (như khung, gầm và động cơ), phần phụ trợ (như đèn, lốp, phanh,..), và cả những bộ phận phục vụ nhu cầu của người dùng (như màn hình, điều hòa, hệ thống sưởi,…)
Khi chi tiết nào đó bị thiếu hoặc hư hỏng, thì bạn cần phải sửa chữa hoặc bổ sung thay thế. Do khả năng sản xuất trong lĩnh vực xe hơi của Việt Nam còn khá hạn chế, nên đa số các bên cung ứng đều nhập khẩu phụ tùng xe ô tô trực tiếp hoặc gián tiếp từ nước ngoài. Đây cũng là lý do mà bạn cần phải làm thủ tục để đưa các loại phụ tùng này về Việt Nam.
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô các loại về Việt Nam
Nhiều người hiện vẫn chưa nắm rõ các bước làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô như thế nào. Do đó, để giúp bạn hiểu kỹ hơn về một số thủ tục, quy trình cơ bản khi nhập khẩu mặt hàng này, Finlogistics sẽ chia sẻ cụ thể qua nội dung dưới đây.Phân loại
Hàng phụ tùng ô tô khi được nhập khẩu sẽ được phân ra làm hai loại chính, theo quy định của Nhà nước, bao gồm:- Loại 1: Phụ tùng không nằm trong chính sách đặc biệt khi nhập khẩu: Bạn có thể tiến hành các bước nhập khẩu và thủ tục thông quan giống như những hàng hóa thông thường.
- Loại 2: Phụ tùng nằm trong Phụ lục II, Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT: Ngoài những giấy tờ thông thường thì bạn phải bổ sung thêm Phiếu đăng ký kiểm định hàng hóa (có dấu xác nhận của Cơ quan kiểm tra chất lượng) cho Cơ quan Hải Quan khi tiến hành thông quan hàng hóa.
Mã HS code phụ tùng ô tô và thuế nhập khẩu
Việc xác định chi tiết mã HS phụ tùng ô tô sẽ căn cứ vào đặc điểm tính chất, thành phần cấu tạo,…của hàng hóa thực tế. Theo quy định pháp luật hiện hành, doanh nghiệp sẽ căn cứ trên cơ sở Catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) và đi giám định hàng hóa tại Cục Kiểm định của Hải Quan.Kết quả buổi kiểm tra thực tế của Hải Quan và Cục Kiểm định Hải Quan sẽ là cơ sở để xác định và áp mã HS đối với mặt hàng nhập khẩu.
Cụ thể, mã HS phụ tùng ô tô nhập khẩu được quy định như sau:
Mã HS hàng hóa | Mô tả hàng hóa | Thuế GTGT (%) | Thuế NK thông thường (%) | Thuế NK ưu đãi (%) |
3917.3999 | Ống hút gió ở sau cabin | 10 | 22.5 | 15 |
3923.3090 | Bình dầu | 10 | 22.5 | 15 |
Bình nước làm mát động cơ | ||||
Bình nước rửa kính | ||||
3926.3000 | Phụ kiện lắp vào đồ nội thất, trên thân xe (coachwork) hoặc loại tương tự | 10 | 30 | 20 |
4009.1290 | Ống dẫn hướng xu-páp hút; Ống dẫn hướng xu-páp xả; Ống hút cao su; Ống nối cao su; Ống nước quy lát về bơm,… | 10 | 4.5 | 3 |
4009.3191 | Ống cao su; Ống rửa kính cao su; Ống làm mát bằng cao su…; Tuy-ô thấp áp; Tuy-ô cao áp | 10 | 4.5 | 3 |
4010.1200 | Dây cu-roa | 10 | 7.5 | 5 |
4010.1900 | Dây cu-roa cam | 10 | 7.5 | 5 |
4010.3100 | Dây cu-roa bơm nước | 10 | 22.5 | 15 |
4016.9911 | Bạc cân bằng; Cổ hút; Cao su cổ hút | 10 | 15 | 10 |
4016.9913 | Gioăng cao su | 10 | 15 | 10 |
7007.1110 | Kính an toàn | 10 | 30 | 20 |
7009.1000 | Gương chiếu hậu dùng cho xe | 10 | 37.5 | 25 |
7318.1510 | Bu-lông; Bu-lông giảm xóc; Bu-lông phanh hãm; Bu-lông tắc kê; Bu-lông vỏ giảm tốc; Bu-lông bích vuông tu-bô; Bu-lông khớp nối ống xả; Bu-lông mũ; Bu-lông + vòng đệm; Bu-lông bích; Đinh vít | 10 | 18 | 12 |
7318.1610 | Đai ốc | 10 | 18 | 12 |
7318.1910 | Ốc bàn tay ếch; Ốc-xăng-tan | 10 | 18 | 12 |
7318.2910 | Bu lông ống xả | 10 | 18 | 12 |
7320.1011 | Lò xo ngoài xu-pap | 10 | 15 | 10 |
8301.7000 | Bộ chìa khóa | 10 | 37.5 | 25 |
8302.1000 | Bản lề | 10 | 30 | 20 |
8408.2022 | Động cơ Diesel | 10 | 37.5 | 20 |
8409.9947 | Pít-tông | 10 | 15 | 10 |
8409.9949 | Thanh tắt máy | 10 | 15 | 10 |
Đối với mặt hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu, bạn sẽ phải nộp thuế phí nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế sẽ có sự khác nhau giữa từng loại hàng, tùy theo mã HS code. Còn đối với thuế VAT, hiện vẫn đang được áp ở mức 10% đối với mặt hàng phụ tùng xe ô tô.
Bộ chứng từ nhập khẩu phụ tùng xe ô tô
Việc chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng bộ chứng từ cần thiết khi thông quan Hải Quan rất quan trọng khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô, bao gồm:- Tờ khai Hải Quan
- Vận đơn (B/L)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Đơn đóng gói (Packing List)
- Hợp đồng (Sales Contract)
- Chứng nhận xuất xứ (C/O – nếu có)
- Đơn đăng ký hợp chuẩn hợp quy
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô chi tiết
#Bước 1: Khai báo tờ khai Hải QuanSau khi đã chọn đúng mã HS phụ tùng ô tô, thì bạn tiến hành khai báo tờ khai Hải Quan thông qua phần mềm khai quan chuyên dụng. Ngay khi nhận được tờ khai Hải Quan thì bạn cũng sẽ nắm được mức thuế nhập khẩu, thuế VAT bao nhiêu.
#Bước 2: Đăng ký kiểm tra chất lượng
Thông tư số 41/2018/TT-BGTVT quy định rằng mặt hàng phụ tùng ô tô phải có chứng nhận hợp quy sau khi thông quan mới được phép đưa ra thị trường sử dụng. Do đó, khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô thì bạn phải đăng ký kiểm tra chất lượng đối với mặt hàng này, bao gồm:
- Vật liệu nội thất
- Gương chiếu hậu
- Kính an toàn
- Lốp hơi xe
- Vành hợp kim
- Thùng nhiên liệu
Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu, thì xuống ngay Chi cục Hải Quan để tiến hành mở tờ khai và hoàn tất các bước thông quan hàng hóa như bình thường. Nếu không có vấn đề nào thì phía Hải Quan sẽ cho phép hàng hóa của bạn thông quan. Lúc này, bạn tiếp tục đi đóng thuế phí nhập khẩu.
#Bước 4: Mang hàng về kho và hoàn tất việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành
Sau khi nộp thuế nhập khẩu phụ tùng xe ô tô xong, bạn có thể mang hàng hóa về kho để bảo quản. Lưu ý, để đưa hàng ra thị trường bày bán thì bạn phải có Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Một vài lưu ý khi nhập khẩu phụ tùng xe ô tô về thị trường Việt Nam
Khi tiến hành các bước thủ tục nhập khẩu phụ tùng ô tô, các doanh nghiệp cần phải lưu ý đến một số điểm quan trọng sau đây:- Không phải loại phụ tùng ô tô nào cũng đều phải kiểm tra chất lượng, nhiều mặt hàng chỉ cần làm thủ tục thông quan như bình thường.
- Nếu hàng hóa có chứng nhận xuất xứ C/O thì có thể được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.
- Hàng phụ tùng ô tô nhập khẩu đã qua sử dụng không được phép đưa về Việt Nam.
- Phụ tùng ô tô hầu hết là hàng mang tính thẩm mỹ cao do đó cần phải cẩn thận trong quá trình bốc xếp, vận chuyển và kiểm hóa, tránh gây trầy xước, hư hỏng.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs. Loan)
- Email: info@fingroup.vn
Đính kèm
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới