Chia sẻ CÁC BƯỚC THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỘNG CƠ ĐIỆN CHI TIẾT MÀ BẠN CẦN NẮM RÕ

FINGROUP

New member
Bài viết
19
Reaction score
0
Thương mại và hoạt động sản xuất tại Việt Nam càng phát triển, thì càng nhiều doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Mục đích nhằm để lắp ráp cho những thiết bị máy móc hoặc dùng làm kinh doanh. Thế nhưng, quy trình nhập khẩu những mặt hàng như động cơ điện là không phải dễ.

Có khá nhiều người vẫn chưa biết đầy thủ tục nhập khẩu động cơ điện này bao gồm những bước như thế nào? Thuế xuất nhập khẩu cho động cơ điện ra sao? Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gì để hợp pháp hóa?… Hãy để Finlogistics giúp bạn hiểu thêm về những vấn đề nan giải thông qua bài viết này nhé!


ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN​

Động cơ điện (còn được gọi là Motor), đây là loại thiết bị điện có chức năng biến đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Còn thiết bị có chức năng chuyển đổi ngược lại, từ năng lượng cơ sang điện thì được gọi là máy phát điện. Ngày nay, động cơ điện nhập khẩu và trong nước hiện hữu rất nhiều ở trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chúng ta. Từ những thiết bị điện được dùng trong gia đình, như: tủ lạnh, máy giặt, quạt điện, máy bơm nước,… cho đến những máy móc dùng trong hoạt động sản xuất như: máy cưa, máy cắt cỏ,…. Chúng đều là những động cơ điện.

Hiện nay, những thương hiệu động cơ điện ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Với chính sách mở cửa, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cũng có khá nhiều thương hiệu động cơ điện nhập khẩu chất lượng đã có mặt tại Việt Nam. Hầu hết những thương hiệu này đến chủ yếu từ Nhật, Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, Trung Quốc,….Đây đều là các quốc gia sở hữu nền công nghiệp chế tạo máy móc phát triển. Do đó, nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện từ nước ngoài về để sử dụng hoặc kinh doanh ngày càng cao ở Việt Nam.

Chúng ta có nhiều cách khác nhau để phân chia các loại động cơ điện. Nếu chỉ dựa theo sơ đồ điện, thì sẽ có hai loại: động cơ điện một phaba pha. Nếu để phân chia Motor dựa vào tốc độ, sẽ có hai loại là: động cơ đồng bộ và không đồng bộ. Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại động cơ khác như: động cơ điện một chiều, động cơ rung, động cơ bước, động cơ giảm tốc, động cơ servo,….Còn trong thủ tục nhập khẩu động cơ điện, mặt hàng này sẽ được phân ra làm 3 loại như sau:
  • Hàng hóa động cơ điện có công suất dưới mức 0,75 kW
  • Hàng hóa động cơ điện có công suất từ mức 0,75 kW đến 150 kW
  • Hàng hóa động cơ điện có công suất trên mức 150 kW
Đối với loại động cơ điện công suất từ 0,75 kW đến 150 kW, khi tiến hành nhập khẩu mặt hàng này về, doanh nghiệp cần phải làm thêm các thủ tục nhập khẩu động cơ điện. Bao gồm việc đăng ký dán nhãn năng lượng theo TCVN 7540-1:2013, đối với các loại hàng động cơ điện xoay chiều và Test Hiệu suất năng lượng tối thiểu cho hàng hóa.

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ MÃ HS CODE​

Căn cứ pháp lý

Để làm đúng theo thủ tục nhập khẩu động cơ điện, doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu cần nắm rõ những Căn cứ pháp lý và các Thông tư, Quyết định được ban hành dưới đây:
  • Nghị định số 187/2013/NĐ–CP, cấp ngày 20/11/2013 của Chính phủ, về việc quản lý những mặt hàng bị cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu.
  • Quyết định số 04/2017/QĐ–TTg đã phê duyệt những mặt hàng nhập khẩu cần phải đo hiệu suất năng lượng và sử dụng dán nhãn năng lượng.
  • Quyết định số 78/QĐ–TTG và Quyết định số 04/QĐ–TTG, thực hiện theo Thông tư số 65/2017/TT–BTC (Ban hành kèm theo Công văn số 1316/CT–TKNL, vào ngày 12/02/2018 của Bộ Công thương).
  • Thông tư số 36/2016/TT–BCT: Thông tư này hướng dẫn việc dán nhãn hàng hóa đối với một số mặt hàng
  • Công văn số 1786/TCHQ–GSQL: Công văn của Tổng cục Hải quan đưa ra hướng dẫn quy trình kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng cho hàng hóa.
  • Thực hiện theo Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 39/2018/TT–BTC vào ngày 20/04/2018, được sửa đổi bổ sung theo Điều 16.
  • Thông tư số 38/2015/TT–BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
  • Quyết định số 1182/QĐ-BCT năm 2021 ban hành Danh mục những mặt hàng nhập khẩu (có kèm theo mã HS code) phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành, thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Như vậy, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện thì cần phải chuẩn bị đầy đủ như sau:
  • Hồ sơ thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu của hàng hóa Motor
  • Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng dành cho hàng hóa Motor.

Mã HS code

Về mục mã HS code của động cơ nhập khẩu thì các cá nhân, doanh nghiệp có thể tham khảo ở nhóm 8412, 8407, 8408 hoặc 8501. Ngoài ra, để xác định chính xác mã HS code của động cơ điện motor thì còn phải cần căn cứ vào công suất, cũng như cách thức hoạt động.

DÁN NHÃN NĂNG LƯỢNG VÀ QUY ĐỊNH VỀ THUẾ NHẬP KHẨU​

Dãn nhãn năng lượng

Để thực hiện công bố sản phẩm, dán nhãn năng lượng khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện (motor) cần lưu ý những văn bản quy định sau:
  • Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/03/2017 của Thủ tướng Chính phủ (thay thế cho Quyết định 51/2011/TTg ngày 12/09/2011) phê duyệt Danh mục những mặt hàng cần phải kiểm tra Hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng theo đúng quy trình.
  • Công văn số 1786/TCHQ-GSQL ngày 11/03/2016 của Tổng cục Hải quan đưa ra hướng dẫn quy trình thực hiện việc dán nhãn năng lượng và kiểm tra HSNL tối thiểu
  • Thông tư số 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ công thương hướng dẫn thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với một số mặt hàng.
Về cơ bản, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện thì cần nắm rõ các bước:
  • Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng tối thiểu cho sản phẩm.
  • Đăng ký dán nhãn cho năng lượng động cơ điện.

Quy định về thuế nhập khẩu

Để có thể xác định được chính xác mức thuế nhập khẩu dành cho loại hàng hóa động cơ điện nhập khẩu, cá nhân hoặc doanh nghiệp nhập khẩu cần xác định rõ mã số HS của chủng loại motor cần nhập khẩu. Bạn có thể tiến hành tra cứu mã HS code dựa vào Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020.

Từ đó, bạn có thể sẽ biết được mặt hàng nhập khẩu đó có được hưởng thuế suất ưu đãi hay không. Theo quy định Pháp luật hiện hành, thuế giá trị gia tăng của loại hàng động cơ điện là 10%, còn thuế suất nhập khẩu ưu đãi thì tùy thuộc vào từng mã hàng hóa.

Trong trường hợp làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện ở những quốc gia có ký hết hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, thì cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu còn có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Chẳng hạn, nếu nhập khẩu motor từ thị trường Nhật Bản, Trung Quốc,… thì thuế suất nhập khẩu là 0%. Tuy nhiên, nếu nhập hàng từ Cộng hòa Czech thì thuế nhập khẩu thông thường phải chịu là 5%.

CHỨNG TỪ THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỘNG CƠ ĐIỆN​

Đối với loại động cơ điện có công suất dưới 0,75 kW hoặc trên 150 kW:
  • Không cần phải đăng ký dán nhãn năng lượng và thử nghiệm hiệu xuất năng lượng tối thiểu
  • Sales Contract (Hợp đồng Ngoại thương)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn Thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói)
  • Bill of Lading (Vận đơn)
  • Tờ khai Hải Quan điện tử
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) (nếu có)
Đối với loại động cơ điện có công suất từ 0,75 kW đến 150 kW:
  • Cần đăng ký dán nhãn năng lượng sau khi thông quan trước khi đưa ra thị trường
  • Thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu
  • Sales Contract
  • Commercial Invoice
  • Packing List
  • Bill of Lading
  • Tờ khai Hải Quan điện tử
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có)
Dưới đây là một số những trường hợp không cần phải kiểm tra hiệu suất năng lượng khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện:
  • Những loại động cơ điện đồng bộ (Synchronous motor).
  • Những loại động cơ điện có sự thay đổi về tốc độ quay, hoạt động không liên tục
  • Những loại động cơ điện đặc biệt, có những ký hiệu ở trên nhãn dán kỹ thuật như: S2…X%, S3….Y%,…
  • Những loại động cơ điện đặc biệt, bao gồm từ 8 cực trở lên cũng được miễn sử dụng dán nhãn năng lượng. Đó là những kiểu động cơ mà những thông số trên nhãn kỹ thuật được thể hiện lần lượt là 8P, 10P,… (P là chữ viết tắt của từ Pole, có nghĩa là số cực).
  • Những loại động cơ điện như servo motor, không thể tháo rời hộp số để tiến hành thử nghiệm, nên cũng sẽ không cần phải dùng dán nhãn năng lượng.
  • Những loại động cơ điện được chế tạo riêng biệt nhằm để có thể sử dụng với bộ biến đổi điện áp, theo tiêu chuẩn IEC 60034-25.
  • Những loại động cơ điện được tích hợp hoàn toàn bên tron một chiếc máy, (ví dụ như: máy bơm, quạt hay máy nén,…) nên không thể thử nghiệm riêng rẽ với từng loại máy móc.
  • Những loại động cơ điện được chế tạo riêng biệt để hoạt động trong môi trường có khí nổ, dựa theo tiêu chuẩn IEC 60079–0.
  • Động cơ điện được thiết kế dành riêng cho những yêu cầu đặc biệt của máy truyền động (thuộc chế độ khởi động nặng nề, với chu kì khởi động/dừng và quán tính của Rotor khá nhỏ).
  • Động cơ điện được thiết kế dành riêng cho những đặc tính khác biệt của nguồn lưới (ví dụ: dòng khởi động bị hạn chế, có dung sai lớn về khoảng điện áp hoặc tần số).
  • Động cơ điện có công suất đạt trên mức 150KW thì không phải làm dán nhãn năng lượng.
  • Động cơ điện có công suất ở dưới mức 0.75 KW (750W) cũng không cần phải dùng dán nhãn năng lượng.
  • Động cơ điện một chiều thì không phải tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng.
  • Những loại động cơ điện thuộc kiểu chuyên dụng (ví dụ: những loại động cơ điện có gắn với hộp số, loại động cơ được sử dụng chìm ở dưới nước,…)

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐỘNG CƠ ĐIỆN QUA HẢI QUAN​

Quy trình thủ tục nhập khẩu động cơ điện gồm các bước nào đã được giải thích ở phần trên. Nhằm giúp quy trình này được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả thì các cá nhân, doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu cần chuẩn bị đầy đủ những loại hồ sơ và giấy tờ được yêu cầu.

Nơi đăng ký thủ tục nhập khẩu động cơ điện

  • Với loại hồ sơ đăng ký đo lường hiệu suất năng lượng: bạn sẽ nộp ngay tại những trung tâm được nhà nước cho phép, chẳng hạn như Vinacomin hoặc Quatest 1.
  • Với loại hồ sơ đăng ký dùng dán nhãn năng lượng: bạn có thể gửi đăng ký trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi qua thông bưu điện.
  • Với loại hồ sơ Hải Quan thì bạn sẽ nộp cho phía Chi cục hải quan.

Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ

Khi đã làm đến bước thủ tục nhập khẩu động cơ điện này, thì bạn đã chuẩn bị hồ sơ Hải Quan khá đầy đủ. Đối với hồ sơ Hải Quan, bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:
  • Hóa đơn thương mại
  • Tờ khai Hải Quan
  • Vận đơn hàng hải
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Hợp đồng thương mại
  • Đơn đăng ký đo lường hiệu suất năng lượng
  • Phiếu kết quả đo lường hiệu suất năng lượng
  • Đơn mang hàng về kho bảo quản
Như vậy, với những thông tin, nội dung hữu ích về thủ tục nhập khẩu động cơ điện đã ghi rõ ở trên, mong rằng bạn có thể hiểu rõ các bước quy trình và những giấy tờ quan trọng để nhập mặt hàng này về thị trường Việt Nam. Nếu như gặp khúc mắc ở bước nào, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay cho Finlogistics.

Chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là lĩnh vực Forwarder – giao nhận hàng hóa, sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho quý khách hàng cùng doanh nghiệp giải quyết những đơn hàng, xử lý giấy tờ khó (đặc biệt là đối với động cơ điện nhập khẩu).

Thông tin liên hệ:
 

Đính kèm

  • Thu-tuc-nhap-khau-dong-co-dien-00.jpg
    Thu-tuc-nhap-khau-dong-co-dien-00.jpg
    30.6 KB · Lượt xem: 4

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top