Các hình thức tham gia vào thị trường nước ngoài

Cao Ngọc Tú

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Các hình thức tham gia vào thị trường nước ngoài Mỗi doanh nghiệp khi tham gia thị trường nước ngoài đều lựa chọn cho mình một phương thức tối ưu phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được những lợi nhuận tối ưu. Đó là những phương thức như:
1.Xuất nhập khẩu qua trung gian
Đây là phương thức tham gia thị trường nước ngoài một cách gián tiếp, bằng cách thông qua người thứ ba để thực hiện các hoạt động giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa ra vào thị trường nước ngoài. Thông qua trung gian vừa có những thuận loại và khó khăn mà mỗi khi sử dụng chúng ta phải lường trước để hạn chế thấp nhất những khó khăn, những hạn chế và phát huy tối đa những thuận lợi Sử dụng trung gian trong giao dịch có một số nhược điểm như:
-Phải trả chi phí cho người trung gian
-Mất mối quan hệ trực tiếp với thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài do vậy không gắn liền sản xuất với thị trường -Kết quả của chuyến giao dịch phụ thuộc vào thiện chí của chính người trung gian. Trong khi bản thân các nhà kinh doanh thường không muốn phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, lợi ích của việc sử dụng trung gian là:
-Sử dụng được kinh nghiệm, vốn, cơ sở vật chất chuyên gia, người trung gian
-Tập trung vốn, nhân lực vào các hoạt động chính yêu nhất của công ty
-Học tập kinh nghiệm kinh doanh của người trung gian trên thị trường quốc tế
Nhìn chung, khi sử dụng trung gian tham gia vào thị trường nước ngoài, chúng ta phải tính toán kỹ lưỡng.
Việc trung gian chỉ nên được sử dụng khi:
-Lần đầu tham gia thị trường nước ngoài hoặc tham gia thị trường mới mà chưa biết nhiều về thị trường đó
-Vốn hạn chế, hàng hóa không nhiều hoặc nhu cầu không thường xuyên
-Các hàng hóa cần có mặt tại thị trường, hoặc do quy định của luật pháp
Trong thương mại quốc tế, việc phân loại các thương nhân trung gian được thực hiện tùy theo hệ thống luật pháp các nước.
2.Xuất nhập khẩu trực tiếp
Đây là phương thức tham gia vào thương mại quốc tế khá phổ biến với các doanh nghiệp trên thế giới, trong đó các doanh nghiệp trực tiếp tiến hành trao đổi hàng hóa với đối tác nước ngoài nhằm khai thác lợi thế so sánh giữa các quốc gia, nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
Phương thức này có những ưu, nhược điểm sau:
-Ưu điểm
+Trực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài do vậy có thể nắm bắt được diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu tiêu dùng từ đó có phương án thích hợp với từng thị trường cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
+Chủ động đối phó với những diễn biến mới trên thị trường
-Nhược điểm
+Khoảng cách giữa người mua và người bán là rất lớn nên khi thực hiện việc mua bán có thể xảy ra nhiều rủi ro mà không lường trước được
+Chi phí tốn kém do vậy chỉ thực hiện khi có đủ số lượng hàng lớn
+Phải có kiến thức kinh doanh
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top