Một số loại ký hậu vận đơn
Thứ nhất, ký hậu đích danh: Người chuyên chở ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi rõ tên (và địa chỉ nếu cần) của người hưởng lợi tờ vận đơn. Như vậy, sau khi ký hậu, vận đơn trở thành vận đơn đích danh. Đã là vận đơn đích danh thì chỉ có người hưởng lợi có tên trên vận đơn mới cps quyền sở hữu hàng hóa và được nhận hàng khi hàng tới cảng đích.
Thứ hai, Ký hậu theo lệnh của một người đích danh: Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi câu : "Giao hàng theo lệnh của...(một người đích danh)...".
Như vậy, nếu ghi giao hàng theo lệnh của A mới là người có quyền sở hữu vận đơn nhưng chưa chắc đã là người hưởng lợi cuối cùng hàng hóa ghi trên vận đơn đó. A có quyền ra lệnh giao hàng cho người khác bằng cách ký hậu. Người được A ký hậu chuyển nhượng lúc nàu lại là người hưởng lợi vận đơn. Quá trình ký hậu lại có thể tiếp tục xảy ra như trên cho đến người hưởng lợi cuối cùng. Nếu A không muốn chuyển nhượng hàng hóa cho ai mà muốn mình là người nhận hàng,thì chỉ việc ký hậu và ghi câu "Deliver to myself".
Thứ ba, Ký hậu theo lệnh để trống hay theo lệnh của người cầm: Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi câu "giao hàng theo lệnh của ..." hay "giao hàng theo lệnh của người cầm vận đơn".
Vì là theo lệnh, nhưng nói rõ là theo lệnh của ai hay theo lệnh của người cầm vận đơn, do đó bất ký người nào có vận đơn trong tay đều là người sở hữu vận đơn hợp pháp, anh ta có quyền chuyển nhượng vận đơn cho người khác bằng cách trao tay hoặc nếu muốn mình là người nhận hàng thì ký hậu và ghi tên mình vào mặt sau vận đơn. Chính vì vậy, ký hậu để trống và ký hậu theo lệnh của người cầm được gọi là ký hậu vô danh, nghĩa là bất kỳ ai cầm vận đơn cũng có quyền yêu cầu người chuyên chở giao hàng cho mình.
Thứ tư, Ký hậu truy đòi và miễn truy đòi: Nếu không có thể hiện khác, những người ký hậu B/L phải có trách nhiệm về việc giao hàng cho cầm B/L cuối cùng. Tuy nhiên, để không bị ràng buộc trách nhiệm với những người cầm vận đơn sau này, khi ký hậu, người chuyển nhượng phải ghi thêm câu "miễn truy đòi" bên cạnh chữ ký của mình.
Nếu sau này có tranh chấp kiện tungj liên quan đến vận đơn, thì những người có ghi câu "miễn truy đòi" đều được miễn trách. Tuy nhiên, người chủ hàng thì không, cho dù anh ta có ghi câu "miễn truy đòi" khi ký hậu vận đơn.
Tất cả những người ký hậu mà không ghi thêm câu "miễn truy đòi" đều phải có trách nhiệm về việc giao hàng cho người cầm vận đơn. Về trật tự, người ký hậu trước phải có trách nhiệm với người ký hậu sau, tuy nhiên, người cầm vận đơn có thể buộc trách nhiệm cho bất cứ người nào ký hậu trước đó mà không ghi câu "miễn truy đòi".
Tham khảo thêm: Học logistics ở đâu tốt
Thứ nhất, ký hậu đích danh: Người chuyên chở ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi rõ tên (và địa chỉ nếu cần) của người hưởng lợi tờ vận đơn. Như vậy, sau khi ký hậu, vận đơn trở thành vận đơn đích danh. Đã là vận đơn đích danh thì chỉ có người hưởng lợi có tên trên vận đơn mới cps quyền sở hữu hàng hóa và được nhận hàng khi hàng tới cảng đích.
Thứ hai, Ký hậu theo lệnh của một người đích danh: Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi câu : "Giao hàng theo lệnh của...(một người đích danh)...".
Như vậy, nếu ghi giao hàng theo lệnh của A mới là người có quyền sở hữu vận đơn nhưng chưa chắc đã là người hưởng lợi cuối cùng hàng hóa ghi trên vận đơn đó. A có quyền ra lệnh giao hàng cho người khác bằng cách ký hậu. Người được A ký hậu chuyển nhượng lúc nàu lại là người hưởng lợi vận đơn. Quá trình ký hậu lại có thể tiếp tục xảy ra như trên cho đến người hưởng lợi cuối cùng. Nếu A không muốn chuyển nhượng hàng hóa cho ai mà muốn mình là người nhận hàng,thì chỉ việc ký hậu và ghi câu "Deliver to myself".
Thứ ba, Ký hậu theo lệnh để trống hay theo lệnh của người cầm: Người chuyển nhượng ký tên vào mặt sau vận đơn và ghi câu "giao hàng theo lệnh của ..." hay "giao hàng theo lệnh của người cầm vận đơn".
Vì là theo lệnh, nhưng nói rõ là theo lệnh của ai hay theo lệnh của người cầm vận đơn, do đó bất ký người nào có vận đơn trong tay đều là người sở hữu vận đơn hợp pháp, anh ta có quyền chuyển nhượng vận đơn cho người khác bằng cách trao tay hoặc nếu muốn mình là người nhận hàng thì ký hậu và ghi tên mình vào mặt sau vận đơn. Chính vì vậy, ký hậu để trống và ký hậu theo lệnh của người cầm được gọi là ký hậu vô danh, nghĩa là bất kỳ ai cầm vận đơn cũng có quyền yêu cầu người chuyên chở giao hàng cho mình.
Thứ tư, Ký hậu truy đòi và miễn truy đòi: Nếu không có thể hiện khác, những người ký hậu B/L phải có trách nhiệm về việc giao hàng cho cầm B/L cuối cùng. Tuy nhiên, để không bị ràng buộc trách nhiệm với những người cầm vận đơn sau này, khi ký hậu, người chuyển nhượng phải ghi thêm câu "miễn truy đòi" bên cạnh chữ ký của mình.
Nếu sau này có tranh chấp kiện tungj liên quan đến vận đơn, thì những người có ghi câu "miễn truy đòi" đều được miễn trách. Tuy nhiên, người chủ hàng thì không, cho dù anh ta có ghi câu "miễn truy đòi" khi ký hậu vận đơn.
Tất cả những người ký hậu mà không ghi thêm câu "miễn truy đòi" đều phải có trách nhiệm về việc giao hàng cho người cầm vận đơn. Về trật tự, người ký hậu trước phải có trách nhiệm với người ký hậu sau, tuy nhiên, người cầm vận đơn có thể buộc trách nhiệm cho bất cứ người nào ký hậu trước đó mà không ghi câu "miễn truy đòi".
Tham khảo thêm: Học logistics ở đâu tốt
Sửa lần cuối:
Bài viết liên quan
Bài viết mới