Các loại phụ phí trong vận chuyển đường biển

Lý Bá Nam

New member
Bài viết
3
Reaction score
0
Vận tải đường biển là một trong những hình thức phổ biến nhất và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên hình thức vận chuyển này lại có khá nhiều phụ phí, hôm nay mình sẽ liệt kê các loại phụ phí để mn tham khảo nhé
Phí GRI (General Rate Increase): Đây là phí tăng giá vận chuyển và chỉ xảy ra vào mùa cao điểm
Phí THC (Terminal Handling Charge): Phí xếp dỡ tại cảng, khoản phụ phí này thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng.
Phí CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ, là khoản phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng
Phụ phí CIC (Container Imbalance Charge): Phí mất cân bằng container, phí này phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu
Phí COD (Change of Destination): Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh khi chủ hàng yêu cầu thau đổi cảng đích như phí lưu container, phí xếp dỡ…
Phí DDC (Destination Delivery Charge): Phí này thu để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và phí ra vào cổng cảng.
Phí D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng, hãng tàu hoặc các forwarder(đại lý hãng tàu) thu phí này khi phát hành D/O – lệnh giao hàng bằng văn bản cho người nhận hàng (consignee).
Phí PCS (Port Congestion Surcharge): Phí tắc nghẽn cảng, phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu
Phí B/L ( Bill of Lading fee): Phí chứng từ, áp dụng với hàng xuất, đây là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu.
Phí Bill (Bill of Landing / AWB): Phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu.
Phí CFS (Container Freight Station fee): phí bốc xếp, áp dụng cho với các lô hàng lẻ đơn vị tính thường M3, CBM. CFS là các chi phí xếp dỡ, quản lý, đóng hàng vào container (hàng xuất), dỡ hàng ra khỏi container (hàng nhập)…
Phí Cleaning container: Phí vệ sinh container , phí này hãng tàu thu để làm việc rửa container.
Phí Storage: Phí lưu container tại bãi của cảng
Phí DET (Detention): Phí lưu vỏ tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi lấy container mang về kho riêng đóng hàng hay dỡ hàng
Phí DEM (Demurrage): Phí lưu container, tính trên số ngày quá hạn của khách hàng khi để container tại bãi. Phí này do hãng tàu thu
Và còn một số các phụ phí khác mình không thể liệt kê hết.
 
Bổ sung thêm một số loại phí phát sịnh trong vận tải quốc tế:

EBS - Phụ phí xăng dầu
EBS là phụ phí xăng dầu cho tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp chi phí "hao hụt" do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu. Tương tự hàng đi châu Âu thì tính phí ÉN (Entry summary delaration). Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển không phải phí được tính trong local charge.

Handling - Đại lý phí
Đại lý phí do các Forwarder đặt ra để thu Shiper/ Consignee. Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan. học xuất nhập khẩu ở đâu

PCS (Panama canal surchange) - Phụ phí qua kênh đào Panama

PSS (peak season surchange) - Phụ phí mùa cao điểm
Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị cho mùa Giáng sinh và ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và Châu Âu.

SCS (Suez canal surchange) - Phụ phí qua kênh đào Suez

Amendment fee - Phí chỉnh sửa B/L
Ít khi áp dụng nhưng không áp dụng thì không nhanh giàu được. Đại khái là khi phát hành một bộ B/L cho shiper, sau khi shiper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó chỉnh sửa một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu, forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chính sửa.

Telex Surender fee - phí điện giao hàng: Phát sinh khi thực hiện Surrendered B/L
 
Sửa lần cuối:

Thành viên trực tuyến

Top