Các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế

Lôi Phong

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Trong thương mại quốc tế, tùy theo điều kiện trong hợp đồng, người mua hàng sẽ thanh toán chi phí hàng hóa cho người bán trước hoặc sau (hoặc cả trước và sau) khi giao nhận hàng hóa. Tùy từng trường hợp, người ta áp dụng các phương thức thanh toán sau đây:

1. Cash payment – Phương thức thanh toán bằng tiền mặt

Phương thức này áp dụng khi ký hợp đồng, khi đặt hàng (CWO) hoặc khi giao hàng (COD) hoặc là khi người bán giao nhận chứng từ (CAD). Tuy nhiên, phương thức này sẽ gặp nhiều khó khăn do chế độ quản lý ngoại hối và tỉ giá hối đoái của từng nước.

2. Phương thức thanh toán không kèm chứng từ

Phương thức thanh toán kèm chứng từ áp dụng phân bổ riêng giữa việc giao hàng và việc thanh toán tiền hàng, trong đó, ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính thu hộ tiền cho các bên.

Phương thức này có rủi ro lớn nên thường chỉ khi các bên mua bán có mối quan hệ thân thiết, đủ tin tưởng lẫn nhau hoặc trực thuộc trong cùng một hãng mới áp dụng.

Một số phương thức thanh toán kèm chứng từ thường gặp:

a. Transfer – Phương thức chuyển tiền

Đây là phương thức khi người mua nhận được thông tin giao hàng hay khi nhận được hàng, người mua sẽ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho người bán.

Chuyển tiền có thể được thực hiện bằng thư (M/T), bằng điện (T/T),…

b. Phương thức nhờ thu

Là phương thức mà người bán sau khi giao hàng hóa hoặc dịch vụ thì ủy thác cho ngân hàng đòi tiền người mua hàng.

Một số hình thức của phương thức nhờ thu:

Nhờ thu hối phiếu trơn:

Người bán sau khi giao hàng thì lập chứng từ gửi cho người mua để người mua đi nhận hàng. Người bán lập hối phiếu nhờ ngân hàng thu tiền từ người mua hàng.

Tuy nhiên, có nhiều rủi ro phát sinh khi dùng phương thức này như khi nhận hàng người mua không có tiền trả hoặc khi đó giá thị trường giảm, người mua không chịu thanh toán đúng mức chi phí hoặc không chịu nhận hàng,… Ngân hàng sẽ không thu được tiền.

Nhờ thu kèm chứng từ

Người bán sau khi mua hàng, lập chứng từ và hối phiếu, nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người mua hàng. Ngân hàng chỉ chuyển chứng từ nhận hàng khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán trả tiền hối phiếu nhằm khống chế người mua nếu muốn nhận được hàng.

Tuy nhiên nếu như gặp các trường hợp như người mua không chịu nhận hàng thì người bán vẫn gặp phải các rủi ro như nhờ thu hối phiếu trơn.

3. Phương thức thanh toán kèm chứng từ

a. Phương thức tín dụng chứng từ - Documentary credit

Là phương thức mà trong đó ngân hàng cam kết, theo yêu cầu của bên mua, sẽ trả tiền cho bên bán theo lệnh của người bán, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng.

Phương thức này khống chế cả người bán và người mua trong đó:

Người mua chỉ được nhận chứng từ để đi nhận hàng khi họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu, ngân hang sẽ yêu cầu người mua phải ký quỹ mở L/C thường bằng 100% lô hàng.

Người bán cũng chỉ nhận được tiền hàng khi và chỉ khi giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa và làm đúng yêu cầu của L/C.

b. Phương thức ủy thác mua – Authority to purchase

Đây là phương thức mà người mua ủy thác cho ngân hàng mua hối phiếu và chứng từ do người bán xuất trình sau khi giao hàng. Hoạt động trả tiền thường được thực hiện tại nước người bán, thuận tiện cho việc thu nhận tiền sau khi bán hàng của người bán.

 

Thành viên trực tuyến

Top