Chia sẻ Cách tăng giá sản phẩm nhưng không mất khách

hanhnguyeneee

New member
Bài viết
7
Reaction score
0
Trong kinh doanh thì việc tăng giá cả hàng hóa là vấn đề rất tế nhị và phải làm sao để khách hàng chấp nhận sự thay đổi đó mà vẫn hài lòng? Hãy cùng GoSELL tham khảo những bí quyết đó ngay bây giờ nhé!

7myj0zuJsA9EN0dlW7dmU0bebDCQHxxo_GRaETKXd2UySOPd9sJC4DJMM7UA3v4da9UOnsTrej3RXnriR1U0WvDXVhVDlC2QR1jmI9F-ztcp5Lb8PPCFEfP9uqrREs_9fe95-mdDhP2GHJRqwTEkumLjboy3RHRbq5bV0N6gpBtY-sG2Q8soVhkbxIbvbg


Giải thích nhưng đừng xin lỗi​

Điều quan trọng nhất là phải làm rõ về việc tăng giá và đưa ra lí do cho khách hàng.
Tăng giá là một “tin xấu”, và có thể sẽ có người xui bạn không nên đề cập đến việc này và hi vọng sẽ không ai để ý đến nó cả. Và quả thực, với một số loại hình kinh doanh, điều này có thể có hiệu quả. Đối với một cửa hàng bán lẻ như một quán cà phê hay cửa hàng quần áo, không cần phải lên chiến lược gì để thông báo rằng bạn đã tăng giá.
Nhưng đối với một doanh nghiệp sở hữu rất nhiều khách hàng thường xuyên, hầu hết trong số họ sẽ nhận thấy, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi, và họ sẽ cảm thấy bị lừa khi phát hiện ra.
>>>Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Top 6 chiến lược giá phổ biến nhất hiện nay
Vì vậy, trong trường hợp này, khi công bố sự tăng giá, hãy đưa ra lý do có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đừng xin lỗi hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Thay vào đó, hãy thông báo với thái độ tích cực và cho khách hàng thấy tại sao tăng giá là hợp lý và công bằng.
Ví dụ, doanh nghiệp của bạn buộc phải tăng giá sản phẩm do chi phí nguyên vật liệu tăng. Khi cần thông báo cho khách hàng, đổ lỗi cho việc nguyên liệu đầu vào tăng giá nghe có vẻ xuôi tai, nhưng nó không phải là một chiến lược tốt, theo chuyên gia bán hàng Grant Cardone.
“Đừng đổ lỗi cho lạm phát”, ông viết trong một bài báo trên tạp chí Entrepreneur. “Thay vào đó, hãy tăng giá trị sản phẩm.”
Chúng tôi sẽ đề cập đến việc làm thế nào để truyền tải giá trị trong các bước sau đây, nhưng điều quan trọng không phải là xin lỗi hay chơi trò đổ lỗi. Bạn có thể đề cập đến sự gia tăng chi phí, nhưng theo một cách tích cực hơn. Dưới đây là một ví dụ minh họa về việc một tạp chí tăng phí đọc báo online:
“Chi phí vận hành của chúng tôi đã tăng 20% trong năm qua, vì vậy chúng tôi cần phải áp dụng một số thay đổi nhỏ trong chiến lược giá. Tuy nhiên, chúng tôi muốn tiếp tục mang đến cho khách hàng những giá trị tốt đẹp. Vì vậy, với phí đặt báo theo tháng mới, bạn sẽ được hưởng…(tên một số dịch vụ, lợi ích có thể khiến cho khách hàng cảm thấy đây là một món hời). “

Nói về các giá trị của bạn​

Đúng là đa số khách hàng rất nhạy cảm về giá, nhưng phần lớn trong số họ không mua hàng mà chỉ dựa trên giá. Nhiều người sẽ gắn bó với bạn nếu họ đánh giá cao sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Vì vậy, hãy nhân cơ hội tăng giá mà nhắc nhở khách hàng những gì họ đã, đang và sẽ nhận được từ bạn. GoSELL gợi ý:
“Truyền đạt giá trị cốt lõi của của sản phẩm/ giải pháp trong thông báo tăng giá, và hãy đảm bảo rằng họ sẽ nhớ đến các yếu tố độc đáo của giải pháp mà bạn đem lại cho khách hàng hơn là đối thủ cạnh tranh”, blogger Lisa Singer viết. “Ví dụ, trình bày về một số ưu đãi quan trọng mà bạn đã cung cấp cho khách hàng những năm qua (hãy cụ thể), và giải thích rõ ràng làm thế nào việc tăng giá sẽ hỗ trợ mục tiêu của công ty trong việc giải quyết các vấn đề của khách hàng trong những năm tới.”
Hãy tặng kèm khách hàng một sản phẩm/dịch vụ nào đó, hoặc cải tiến sản phẩm của bạn. Thật không thoải mái chút nào khi, vẫn là món hàng đó, mà bạn phải bỏ ra nhiều tiền hơn. Nhưng nếu bạn cung cấp thêm ưu đãi hay dịch vụ kèm theo khi khách mua hàng, việc tăng giá sẽ dễ được chấp nhận hơn. Với một sản phẩm, bạn có thể bổ sung thêm tính năng, hoặc tăng thời gian bảo hành hoặc thêm vào một số ưu đãi khác có thể khiến khách hàng cảm thấy họ đang nhận được nhiều hơn những gì họ đã có trước đây.

"Chơi đẹp" với khách hàng trung thành​

Tăng giá là việc đặc biệt khó khăn khi bạn đang kinh doanh với mô hình thu phí hàng tháng (như tạp chí, viễn thông,…). Vì những khách hàng thường xuyên này đã bỏ nhiều thời gian sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ thường mong đợi giá cả sẽ giữ nguyên. Khi thông báo tăng giá, giải pháp hiệu quả là hãy ưu tiên khách hàng lâu năm trước.
Trở lại năm 2010, hãng thanh toán trực tuyến Chargify đột ngột chuyển từ mô hình freemium (miễn phí các dịch vụ cơ bản; thu phí các dịch vụ cao cấp) thành mô hình thu phí theo tháng. Cũng trong thời gian đó, công ty này tăng phí thành viên hàng tháng.
Các khách hàng đã phản ứng rất dữ dội: công ty ngập trong các email tức giận, những lời phàn nàn trên Twitter và trang báo điện tử TechCrunch, xuất hiện trên trang nhất của tờ Hacker News.
Thậm chí nếu việc công ty này tăng giá là hợp lý, nhiều khách hàng vẫn cảm thấy bị lừa. Một người bình luận, “…Chúng tôi cứ đinh ninh là các tài khoản sẽ miễn phí đến khi nào công ty khởi nghiệp này phát triển vượt bậc.” Một người khác nói, “Hôm nay bạn (Chargify) đã quay lưng lại với chúng tôi và nói với tất cả mọi người rằng chúng tôi không quan trọng với bạn.”
Vấn đề nằm ở chỗ Chargify đã không tính đến một chính sách ưu đãi dành cho các khách hàng hiện tại của công ty. Thường thì các lãnh đạo phát triển doanh nghiệp của họ với mô hình định giá mà họ nghĩ rằng sẽ không bao giờ thay đổi, và đột nhiên giá tăng lên đáng kể. Trước phản ứng dữ dội này, công ty này buộc phải đề ra mức giá mới thấp hơn cho khách hàng trung thành.
Chargify đã vượt qua đợt rùm beng dư luận này và kể từ đó phát triển ổn định. Nếu bạn muốn tránh làm phật ý các khách hàng, một chiến lược khôn ngoan là đưa ra các ưu tiên đặc biệt cho những khách hàng thường xuyên hiện có.
Ví dụ, bạn đã đưa ra một thông báo giật gân về việc tính phí dịch vụ chỉ 9.99 USD một tháng, nhưng sau đó bạn quyết định cần phải thu 19.99 USD. Trước tiên, hãy tiếp tục thu phí các khách hàng hiện tại ở mức giá ban đầu, và chỉ áp dụng mức giá mới cao hơn cho khách hàng mới. Hoặc nếu bạn muốn thu phí tất cả mọi người với giá 19.99 USD, ít nhất hãy tạo động cơ cho họ (quà tặng, dịch vụ tặng kèm) hoặc giảm giá cho các khách hàng trung thành.

Truyền thông, truyền thông, truyền thông​

Cho dù là qua các mạng xã hội, trên các diễn đàn, hoặc ngay trong cửa hàng, mọi việc đều có thể dễ vuột khỏi tầm kiểm soát của bạn nếu khách hàng không hài lòng.
Vì vậy, bạn sẽ cần một kế hoạch truyền thông chi tiết, toàn diện để đảm bảo rằng bạn có khả năng quan sát và nắm bắt mọi việc.
Tăng giá bắt đầu bằng việc liên hệ với các khách hàng quan trọng trước tiên, trước khi đưa ra thông báo rộng rãi. Hãy cố gắng gặp mặt trực tiếp, vì nó sẽ mang tính cá nhân hơn, và bạn sẽ có thời gian để giải thích và trả lời mọi câu hỏi mà họ có.
Sau đó, trước khi bạn thông báo ra bên ngoài, bạn sẽ cần phải phổ biến tin tức về việc tăng giá trong nội bộ công ty, để đảm bảo rằng tất cả mọi người hiểu rõ về sự thay đổi và được chuẩn bị để nói về nó với người ngoài. Việc này đặc biệt quan trọng đối với nhân viên bán hàng và những vị trí đòi hỏi gặp mặt khách hàng thường xuyên. Bạn thậm chí còn có thể muốn cung cấp cho họ một số “kịch bản mẫu” để giúp họ diễn đạt trôi chảy về cấu trúc giá mới; nhưng đừng quên nói với các nhân viên khác. Bạn sẽ không bao giờ biết khách hàng của bạn nói chuyện với ai, và điều quan trọng là phải chuẩn bị.

Trên vừa là 6 cách tăng giá bán sản phẩm mà đảm bảo khách vẫn vui vẻ chấp nhận. Bạn có thể tham khảo và mang về áp dụng cho shop của mình. Tuy nhiên, hãy vận dụng những phương pháp này một cách nhẹ nhàng và linh hoạt, tránh thay đổi quá nhiều sẽ rất dễ gây ra hiệu ứng ngược cho cửa hàng.
 
Một trong những thách thức lớn mà người nuôi tôm thường xuyên phải đối mặt là hiện tượng tảo tàn. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn tác động đến sự cân bằng sinh thái của ao nuôi. Để hiểu rõ về tảo tàn, từ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, đến cách thức ngăn ngừa và xử lý, là rất quan trọng trong việc duy trì một môi trường ao nuôi tốt.
Xem thêm bài viết ao tôm bị mất tảo

Dấu Hiệu Nhận Biết Tảo Tàn​

Nhận biết tảo tàn không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng có một số dấu hiệu cụ thể có thể giúp người nuôi tôm nhận ra tình trạng này. Thay đổi màu sắc của nước, từ màu xanh lá cây sang màu nâu đục hoặc đen, là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của tảo tàn. Ngoài ra, việc giảm độ trong của nước, sự xuất hiện của bọt ở bề mặt nước và mùi hôi không dễ chịu cũng là những dấu hiệu của quá trình phân hủy tảo.
Tham khảo thêm bài viết: cách cắt tảo trong nuôi tôm

Cách Xử Lý Tảo Tàn Bằng Vi Sinh​

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để xử lý tảo tàn là sử dụng vi sinh. Vi sinh vật có khả năng phân hủy chất hữu cơ, bao gồm cả tảo chết, giúp cải thiện chất lượng nước và khôi phục sự cân bằng sinh thái trong ao. Sự sử dụng vi sinh vật không chỉ giúp xử lý tảo tàn mà còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể của môi trường nuôi tôm.

Hiện tượng tảo tàn trong ao nuôi tôm là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và áp dụng các biện pháp quản lý hiệu quả. Từ việc nhận biết dấu hiệu của tảo tàn, hiểu rõ nguyên nhân, đến việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa và xử lý, đặc biệt là thông qua việc sử dụng vi sinh vật, là rất quan trọng trong việc duy trì một môi trường ao nuôi tốt cho tôm. Sự quản lý cẩn thận và chăm sóc môi trường ao nuôi không chỉ đảm bảo sức khỏe và năng suất của tôm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản.

Bài viết gốc https://kenhrao.com/tin-dang/vi-sinh-aqua-xu-ly-tao-tan-trong-ao-tom.479195/
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top