H
HRchannels
Guest
Trước khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường, các sản phẩm của doanh nghiệp đều phải trải qua công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt. Trong doanh nghiệp nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm này thuộc về bộ phận QC. Vậy QC là gì? Các bạn hãy cùng HRchannels tìm hiểu tất tần tật thông tin về ngành QC nhé!
MỤC LỤC
1- QC là gì?
2- Nhiệm vụ chính của QC là gì?
3- Những yêu cầu khi làm việc trong ngành QC
4- Mức lương của QC
5- Những khó khăn và cơ hội trong ngành QC
1. QC là gì?
QC là viết tắt của Quality Control, có nghĩa là kiểm tra chất lượng. Trong hệ thống quản lý chất lượng, QC là công đoạn kiểm soát, kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. Công việc của QC thường được thực hiện đan xen với quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra luôn đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng.
Ngày nay với sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ hiện đại mà quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chất lượng sản phẩm sẽ được kiểm soát xuyên suốt quá trình sản xuất, chứ không đợi đến khi hoàn thành rồi mới đem đi kiểm tra.
Nhu cầu tuyển dụng QC có ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, phát triển phần mềm, sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc, cơ khí,… Mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ có phương thức quản lý chất lượng khác nhau. Nhờ vậy mà các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra, cũng như phù hợp với yêu cầu của thị trường và khách hàng của doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ chính của QC là gì?
Phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà nhiệm vụ của QC sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bất kể là trong ngành nào thì mục tiêu chính của QC luôn là đảm bảo sản phẩm đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng trước khi được bán cho người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn chất lượng thường bao gồm các tiêu chuẩn nội bộ, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đúng quy định pháp luật và đảm bảo các quy định về sức khỏe và an toàn.
Nhiệm vụ của QC là tìm ra các sai sót trên sản phẩm, ghi nhận lại và trả lại các sản phẩm lỗi để sửa chữa. Trong một số ngành, QC chính là người phụ trách việc sửa chữa các sản phẩm lỗi hoặc họ phải tiến hành việc thử nghiệm sản phẩm, để biết được sản phẩm có hoạt động tốt hay không và tìm ra những điểm cần khắc phục trong quá trình sản xuất. QC hoàn toàn có quyền quyết định chấp nhận hoặc là từ chối sản phẩm.
3. Những yêu cầu khi làm việc trong ngành QC
Để làm việc trong ngành QC, trước tiên bạn cần hiểu rõ về công việc này, cũng như bạn phải có sự đam mê và yêu thích công việc. Trong đó yếu tố đam mê giữ vai trò then chốt quyết định bạn có đạt được thành công trong ngành QC hay không. Vì vậy khi định hướng nghề nghiệp bạn nên suy xét kỹ lưỡng, để nhận biết rõ xem bản thân có thực sự yêu thích nghề QC hay không.
>>>> Xem thêm: Sự giống và khác nhau giữa QA và QC
Khi đã khẳng định được sự yêu thích với ngành QC, bạn hãy lên kế hoạch học tập cụ thể để tích lũy cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Công việc của QC sẽ vô cùng dễ dàng và thuận lợi nếu bạn có những kỹ năng quan trọng sau đây:
- Kỹ năng kiểm tra, giám sát: Đây là kỹ năng rất quan trọng trong ngành QC. Sở hữu kỹ năng này sẽ giúp QC hoàn thành công việc rất dễ dàng.
- Kỹ năng quản lý: có kỹ năng này QC có thể bao quát được toàn bộ các khía cạnh của sản phẩm. Đồng thời quản lý tốt nhất tất cả các nhiệm vụ cần thực hiện.
- Kỹ năng xử lý tình huống: công việc của QC thường phải đối mặt với những sự cố bất ngờ về sản phẩm. Do đó QC cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt và nhanh chóng.
- Kỹ năng giao tiếp: đây là kỹ năng mà QC cần có để có thể đạt được thành công trong sự nghiệp.
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập tốt: QC cần có khả năng tự mình xử lý công việc một cách độc lập cũng như phải biết cách phối hợp với người khác trong công việc để nâng cao hiệu quả làm việc.
3. Mức lương của QC
Mức lương trong ngành QC khá đa dạng. Mức lương cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Theo khảo sát của HRchannels, mức lương trung bình trong ngành QC là 11 triệu đồng / tháng. Mức lương dao động trong khoảng từ 8 – 16 triệu đồng / tháng. Những nhân sự có chuyên môn cao và kinh nghiệm càng nhiều thì mức lương càng cao. Bên cạnh lương, người làm việc trong ngành QC còn nhận được những đãi ngộ theo quy định của công ty và các khoản thưởng năng suất, thưởng sáng kiến,…
>>>> Có thể bạn quan tâm: QA là gì? Các thông tin cần thiết về ngành QA
4. Những khó khăn và cơ hội trong ngành QC
Ngành QC có tiềm năng phát triển tốt. Tuy nhiên làm việc trong ngành này bạn cần chuẩn bị tâm lý trước những khó khăn như:
- Thứ nhất, nghề QC chưa được đào tạo bài bản nên bạn sẽ phải tự mình học hỏi rất nhiều.
- Thứ hai, khi làm việc trong các công ty nhỏ, bạn sẽ không có môi trường để phát triển. Lúc này bạn sẽ phải chờ có ứng dụng, rồi test theo đúng khuôn mẫu khách hàng yêu cầu.
- Thứ ba, các trường đại học chưa có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về testing hay quality control.
- Thứ tư, khái niệm về kiểm soát chất lượng tương đối mơ hồ. Điều này khiến người làm trong ngành QC nghĩ rằng công việc của họ là test theo đúng yêu cầu khách hàng là đủ, mà không nghĩ đến những yêu cầu đó có thể có sai sót.
Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng cơ hội phát triển trong ngành QC vô cùng lớn. Một khi bạn đã trở thành một QC giỏi thì cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của bạn sẽ vô cùng rộng mở. Bạn sẽ có cơ hội đảm nhận các chức vụ quản lý như trưởng phòng QC. Khi đã tích lũy được kinh nghiệm làm việc đủ lớn và có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, bạn sẽ có cơ hội thăng lên chức Giám đốc nhà máy.
Trên đây là tất tần tật thông tin về ngành QC mà HRchannels muốn gửi đến các bạn. Hy vọng rằng qua những thông tin này các bạn sẽ hiểu rõ QC là gì và có định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Bạn cũng có thể truy cập vào HRchannels.com để cập nhật những cơ hội việc làm hấp dẫn và kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín trên toàn quốc.Trước khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường, các sản phẩm của doanh nghiệp đều phải trải qua công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt. Trong doanh nghiệp nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm này thuộc về bộ phận QC. Vậy QC là gì? Các bạn hãy cùng HRchannels tìm hiểu tất tần tật thông tin về ngành QC nhé!
MỤC LỤC
1- QC là gì?
2- Nhiệm vụ chính của QC là gì?
3- Những yêu cầu khi làm việc trong ngành QC
4- Mức lương của QC
5- Những khó khăn và cơ hội trong ngành QC
1. QC là gì?
QC là viết tắt của Quality Control, có nghĩa là kiểm tra chất lượng. Trong hệ thống quản lý chất lượng, QC là công đoạn kiểm soát, kiểm tra nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường. Công việc của QC thường được thực hiện đan xen với quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra luôn đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng.
Ngày nay với sự hỗ trợ của máy móc và công nghệ hiện đại mà quá trình kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Chất lượng sản phẩm sẽ được kiểm soát xuyên suốt quá trình sản xuất, chứ không đợi đến khi hoàn thành rồi mới đem đi kiểm tra.
Nhu cầu tuyển dụng QC có ở hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, phát triển phần mềm, sản xuất hàng tiêu dùng, máy móc, cơ khí,… Mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ có phương thức quản lý chất lượng khác nhau. Nhờ vậy mà các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn đáp ứng tốt nhất các tiêu chuẩn chất lượng đã đặt ra, cũng như phù hợp với yêu cầu của thị trường và khách hàng của doanh nghiệp.
2. Nhiệm vụ chính của QC là gì?
Phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà nhiệm vụ của QC sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bất kể là trong ngành nào thì mục tiêu chính của QC luôn là đảm bảo sản phẩm đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn chất lượng trước khi được bán cho người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn chất lượng thường bao gồm các tiêu chuẩn nội bộ, tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đúng quy định pháp luật và đảm bảo các quy định về sức khỏe và an toàn.
Nhiệm vụ của QC là tìm ra các sai sót trên sản phẩm, ghi nhận lại và trả lại các sản phẩm lỗi để sửa chữa. Trong một số ngành, QC chính là người phụ trách việc sửa chữa các sản phẩm lỗi hoặc họ phải tiến hành việc thử nghiệm sản phẩm, để biết được sản phẩm có hoạt động tốt hay không và tìm ra những điểm cần khắc phục trong quá trình sản xuất. QC hoàn toàn có quyền quyết định chấp nhận hoặc là từ chối sản phẩm.
3. Những yêu cầu khi làm việc trong ngành QC
Để làm việc trong ngành QC, trước tiên bạn cần hiểu rõ về công việc này, cũng như bạn phải có sự đam mê và yêu thích công việc. Trong đó yếu tố đam mê giữ vai trò then chốt quyết định bạn có đạt được thành công trong ngành QC hay không. Vì vậy khi định hướng nghề nghiệp bạn nên suy xét kỹ lưỡng, để nhận biết rõ xem bản thân có thực sự yêu thích nghề QC hay không.
>>>> Xem thêm: Sự giống và khác nhau giữa QA và QC
Khi đã khẳng định được sự yêu thích với ngành QC, bạn hãy lên kế hoạch học tập cụ thể để tích lũy cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Công việc của QC sẽ vô cùng dễ dàng và thuận lợi nếu bạn có những kỹ năng quan trọng sau đây:
- Kỹ năng kiểm tra, giám sát: Đây là kỹ năng rất quan trọng trong ngành QC. Sở hữu kỹ năng này sẽ giúp QC hoàn thành công việc rất dễ dàng.
- Kỹ năng quản lý: có kỹ năng này QC có thể bao quát được toàn bộ các khía cạnh của sản phẩm. Đồng thời quản lý tốt nhất tất cả các nhiệm vụ cần thực hiện.
- Kỹ năng xử lý tình huống: công việc của QC thường phải đối mặt với những sự cố bất ngờ về sản phẩm. Do đó QC cần có khả năng xử lý tình huống linh hoạt và nhanh chóng.
- Kỹ năng giao tiếp: đây là kỹ năng mà QC cần có để có thể đạt được thành công trong sự nghiệp.
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập tốt: QC cần có khả năng tự mình xử lý công việc một cách độc lập cũng như phải biết cách phối hợp với người khác trong công việc để nâng cao hiệu quả làm việc.
3. Mức lương của QC
Mức lương trong ngành QC khá đa dạng. Mức lương cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố như kinh nghiệm và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp.
Theo khảo sát của HRchannels, mức lương trung bình trong ngành QC là 11 triệu đồng / tháng. Mức lương dao động trong khoảng từ 8 – 16 triệu đồng / tháng. Những nhân sự có chuyên môn cao và kinh nghiệm càng nhiều thì mức lương càng cao. Bên cạnh lương, người làm việc trong ngành QC còn nhận được những đãi ngộ theo quy định của công ty và các khoản thưởng năng suất, thưởng sáng kiến,…
>>>> Có thể bạn quan tâm: QA là gì? Các thông tin cần thiết về ngành QA
4. Những khó khăn và cơ hội trong ngành QC
Ngành QC có tiềm năng phát triển tốt. Tuy nhiên làm việc trong ngành này bạn cần chuẩn bị tâm lý trước những khó khăn như:
- Thứ nhất, nghề QC chưa được đào tạo bài bản nên bạn sẽ phải tự mình học hỏi rất nhiều.
- Thứ hai, khi làm việc trong các công ty nhỏ, bạn sẽ không có môi trường để phát triển. Lúc này bạn sẽ phải chờ có ứng dụng, rồi test theo đúng khuôn mẫu khách hàng yêu cầu.
- Thứ ba, các trường đại học chưa có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về testing hay quality control.
- Thứ tư, khái niệm về kiểm soát chất lượng tương đối mơ hồ. Điều này khiến người làm trong ngành QC nghĩ rằng công việc của họ là test theo đúng yêu cầu khách hàng là đủ, mà không nghĩ đến những yêu cầu đó có thể có sai sót.
Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng cơ hội phát triển trong ngành QC vô cùng lớn. Một khi bạn đã trở thành một QC giỏi thì cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp của bạn sẽ vô cùng rộng mở. Bạn sẽ có cơ hội đảm nhận các chức vụ quản lý như trưởng phòng QC. Khi đã tích lũy được kinh nghiệm làm việc đủ lớn và có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, bạn sẽ có cơ hội thăng lên chức Giám đốc nhà máy.
Trên đây là tất tần tật thông tin về ngành QC mà HRchannels muốn gửi đến các bạn. Hy vọng rằng qua những thông tin này các bạn sẽ hiểu rõ QC là gì và có định hướng nghề nghiệp đúng đắn. Bạn cũng có thể truy cập vào HRchannels.com để cập nhật những cơ hội việc làm hấp dẫn và kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín trên toàn quốc.Trước khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường, các sản phẩm của doanh nghiệp đều phải trải qua công đoạn kiểm tra nghiêm ngặt. Trong doanh nghiệp nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm này thuộc về bộ phận QC. Vậy QC là gì? Các bạn hãy cùng HRchannels tìm hiểu tất tần tật thông tin về ngành QC nhé!
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới