Chia sẻ tổng hợp về thanh toán thư tín dụng L/C

Vũ Thế Dương

New member
Bài viết
23
Reaction score
1
A/ Các bên tham gia
- Người xin mở thư tín dụng: là người mua hàng (người nhập khẩu hàng hóa), hoặc là người mua ủy thác cho một nhà nhập khẩu khác
- Ngân hàng mở thư tín dụng: là ngân hàng bên người mua (NH đại diện cho nhà NK), cấp tín dụng cho nhà người mua (nhà NK)
- Người hưởng lợi: là người bán hàng (người XK) hay bất cứ chủ thể nào khác được người hưởng lợi chỉ định
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng: là ngân hàng đại diện cho người bán (nhà XK) được hưởng lợi thư tín dụng

B/ Trình tự tiến hành nghiệp vụ thư tín dụng như sau
Sau khi 2 bên tiến hành ký hợp đồng mua bán thì nhà NK căn cứ nội dung hợp đồng để tiến hành mở thư tín dụng
1. Nhà NK đề nghị NH bên NK phát hành LC cho người thụ hưởng là nhà XK
2. NH phát hành sẽ lập LC và thông qua NH đại lý của mình ở đầu XK thông báo thư tín dụng đã được mở đồng thời gửi bản gốc LC cho NH đầu XK
3. NH thông báo (bên nhà XK) sẽ thông báo cho nhà XK nội dung LC và kiểm tra xem đã khớp các điều kiện đã thỏa thuận như trên HĐ chưa và đề nghị xác nhận, đồng thời gửi bản gốc LC cho nhà XK
4. Nhà XK chấp nhận LC, tiến hành giao hàng
5. Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của LC và xuất trình thông qua NH thông báo cho NH mở LC đề nghị thanh toán
6. NH mở LC kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán cho nhà XK, nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán và trả lại HS cho nhà XK
7. Ngân hàng mở LC đòi tiền nhà NK và chuyển bộ chứng từ gốc cho nhà NK sau khi đã nhận xác nhận thanh toán hoặc đã thanh toán
8. Nhà NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu không phù hợp nội dung LC thì có quyền từ chối thanh toán

C/ Nội dung chủ yếu của LC
- Số hiệu, địa điểm và ngày mở LC
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan LC
- Số tiền, , thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao dịch
- Nội dung về hàng hóa, phương thức vận chuyển, điều kiện giao nhận
- Bộ chứng từ gốc mà nhà XK phải xuất trình
- Cam kết của NH, những điều khoản đặc biệt và chữ ký của NH

D/ Đặc điểm LC
- NH và các bên liên quan tham gia chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ , không dựa trên hàng hóa hay dịch vụ
- LC cần ghi rõ là hủy ngang hay không hủy ngang, nếu không ghi rõ thì mặc định là LC không hủy ngang
- Chứng từ LC chỉ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trên LC: nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định trong LC hay nội dung các chứng từ mâu thuẫn với nhau
- Thông thường NH phát hành chỉ có khoảng thời gian 7 ngày làm việc để kiểm tra tính chính xác và hợp lệ của bộ chứng từ so với điều khoản trên LC, nếu quá 7 ngày thì coi như NH phát hành LC không còn quyền thông báo sai sót

E/ Phân loại LC
- LC có thể hủy ngang: là loại LC có thể chỉnh sửa nội dung hoặc hủy mà không cần thông báo cho nhà XK, nó rủi ro với nhà XK ở chỗ hàng có thể đang trên đường vận chuyển trước khi việc thanh toán được thực hiện. Như vậy, có thể thấy LC có thể hủy ngang không thực sự được sử dụng rộng rãi và thường chỉ áp dụng cho các giao dịch giữa các DN có mối quan hệ làm ăn uy tín và lâu dài, đặc biệt có quan hệ tín dụng tốt hoặc giữa công ty mẹ + con.
- LC không thể hủy ngang: được áp dụng rộng rãi trong các quan hệ mua bán Quốc tế, loại LC này sau khi đã được NH phát hành thì không thể sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của LC nếu chưa có sự thỏa thuận của các bên tham gia.
- LC đặc biệt (điều khoản đỏ): loại LC cũng không được dùng quá rộng rãi bởi trên thực tế LC này là loại mà người bán sẽ được hưởng một số tiền nhất định theo tỷ lệ % của trị giá LC, như vậy NH phát hành sẽ ủy quyền cho NH chiết khấu thanh toán cho nhà XK một số tiền dựa trên chứng từ xuất trình của nhà XK. Tuy nhiên, nhà XK vẫn có nghĩa vụ phải bồi hoàn số tiền ứng trước nếu không xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ trong thời gian yêu cầu (thông thường nhà XK sẽ trình đủ bộ HSXK trong thời hạn yêu cầu). Nhưng số tiên ứng trước phải dựa trên yêu cầu của người mở LC (nhà NK). Dĩ nhiên là rủi ro vẫn thuộc nhà NK bởi số tiền ứng trước có thể sử dụng không đúng mục đích hoặc hàng bị lỗi không chuyển giao đúng hạn hoặc chứng từ XK không phù hợp quy định LC….
- LC tuần hoàn: loại LC được sử dụng nhiều lần do tự động khôi phục lại giá trị sau khi hết hạn, đây là loại LC không hủy ngang
- LC chuyển nhượng: là loại LC mà người thụ hưởng đầu tiên có thể chuyển nhượng cho người thứ 2 (nhưng người thứ 2 không được phép chuyển nhượng lần nữa). Giá trị LC được chuyển nhượng có thể là một phần hoặc toàn bộ giá trị. Như vậy, người thụ hưởng đầu tiên đóng vai trò là trung gian môi giới hoặc mua bán mà không trực tiếp cung cấp hàng hóa cho nhà NK
- LC giáp lưng: là loại LC khá đặc biệt nhưng ngày càng sử dụng rộng rãi khi THẾ GIỚI NGÀY CÀNG PHẲNG. Thường được sử dụng trong trường hợp nhà XK mua hàng từ các nhà cung cấp khác để XK. Khi đó, nhà XK gửi cho NH thư tín dụng mà nhà NK gửi cho mình để NH có căn cứ mở LC cho nhà cung cấp hàng hóa và được gọi là LC giáp lưng. Khi LC giáp lưng được mở thì 2 bộ LC sẽ độc lập hoàn toàn và NH mở LC giáp lưng có trách nhiệm thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa
- LC dự phòng và LC xác nhận: thực tế rất ít trường hợp các giao dịch mua bán quốc tế sử dụng LC dự phòng và LC xác nhận. Mục đích của 2 loại LC này là nhằm đảm bảo cam kết thanh toán từ NH hoặc nghi ngờ năng lực tài chính của NH chiết khẩu
Đây là thông tin tổng hợp mà mình thấy rất cần thiết với các bạn đang làm thanh toán quốc tế!
 
Lợi ích của các bên tham gia khi sử dụng hình thức thanh toán thư tín dụng LC

Lợi ích đối với người xuất khẩu:

– NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
– Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
– Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
– KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng

Lợi ích đối với người nhập khẩu:

– Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. – Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

Lợi ích đối với Ngân hàng:

– Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…)– đại khái là có tiền. – Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.
– Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.
 
Bạn ơi phương thức thanh toán nào hiện đang được sử dụng phổ biến nhất vậy?
 
Bạn ơi phương thức thanh toán nào hiện đang được sử dụng phổ biến nhất vậy?
Xuất phát từ thực tế khách quan cũng như ưu nhược điểm của từng phương thức mà phương thức thanh toán theo tín dụng chứng từ hiện là phương thức thanh toán phổ biến tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam bạn nhé!
 
Mình thấy L/C không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ làm việc trên chứng từ chứ không xét đến chất lượng hàng hoá.
 
Trong trường trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán thì phải giải quyết như thế nào ạ?
 
Trong trường trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán thì phải giải quyết như thế nào ạ?
Trong trường hợp này thì cách giải quyết sẽ là
- Người bán cam kết miệng với ngân hàng để được thanh toán. Cách này chỉ có thể thực hiện nếu có sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người bán.
- Người bán viết thư cam kết bồi thường.
- Người bán điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán.
- Người bán chuyển sang phương thức nhờ thu.
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top