Trần Quang
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Cùng tìm hiểu về các Chức năng của vận đơn đường biển này trên cộng đồng xuất nhập khẩu nhé.
Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như sau:
Thứ nhất, vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hoá như ghi trên vận đơn.
Vì là bằng chứng đã nhận hàng, nên khi đã phát hành vận đơn, người chuyên chở phải có trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở về số lượng cũng như tình trạng hàng hoá.
Đồng thời, tại cảng đích người chuyên chở có nghĩa vụ giao hàng cho người nào xuất trình vận đơn gốc đầu tiên hợp pháp do mình phát hành tại cảng đi. Nếu không có phê chú xấu trên vận đơn, thì nhận hàng như thế nào tại cảng đi, người chuyên chở có trách nhiệm giao hàng tại cảng đích, trừ khi trong quá trình chuyên chở, hàng hoá bị hư hỏng mất mát do những nguyên nhân không thuộc phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở.
Xem thêm:
Thứ hai, vận đơn đường biển là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hoá giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Tại sao vận đơn đường biển không phải là hợp đồng chuyên chở mà chỉ là bằng chứng của hợp đồng? Điều này là do thông lệ, vì trên vận đơn chỉ có một chữ ký của người chuyên chở, trong khi đó, nếu là hợp đồng thì cần phải có hai chữ ký của hai bên đối tác. Tuy không phải là hợp đồng đích thực, nhưng vận đơn đường biển có giá trị đầy đủ như một hợp đồng, do đó, toàn bộ nội dung ghi ở mặt trước và mặt sau của tờ vận đơn là là cơ sở pháp lý đẻ giải quyết mọi tranh chấ phát sinh giữa người chuyên chở và người sở hữu vận đơn.
Ngoài ra, giữa người gửi hàng và người chuyên chở có thể ký kết với nhau một hợp đồng chuyên chở, nhưng khi vận đơn đã được phát hành thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng chuyên chở,ngay cả khi nó được phát hành trên cở sở hợp đồng chuyên chở.
Thứ ba, vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn. Chức năng sở hữu hàng hoá được thể hiện ở chỗ, người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp thì người đó có quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn; vì là người sở hữu hàng hoá, nên anh ta có quyền yêu cầu người chuyên chở phải giao hàng cho mình tại cảng đích danh; người được người chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu; hoặc bất cứ ai cầm vận đơn trong tay.
phương pháp bình quân gia quyền
Vì vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hoá, mà hàng hoá lại có giá trị mua bán, nên trong thực tế người ta có thể tiến hành mua bán hàng hoá ngay cả khi hàng hoá chưa cập cảng đích bằng cách chuyển nhượng vận đơn.
Trong thực tế, vận đơn có thể được chuyển nhượng, mua bán nhiều lần từ người này qua người khác trước khi cập cảng đích. tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp
Điểm cần lưu ý là, vì cần xuất trình 1 vận đơn gốc hợp pháp là có quyền nhận hàng hoá tại cảng đích, trong khi đó, vận đơn lại thường được phát hành thành bộ gồm 3 bản gốc, chính vì vậy khi mua bán vận đơn, người mua phải đảm bảo tuyệt đối là được chuyển nhượng trọn bộ vận đơn gốc như đã phát hành.
Trên đây là các chức năng của vận đơn đường biển, nếu bạn có vấn đề gì thảo luận về chủ đề này tại weblogistics vui lòng để lại bình luận ngay phía dưới bài viết này.
Vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như sau:
Thứ nhất, vận đơn đường biển là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hoá như ghi trên vận đơn.
Vì là bằng chứng đã nhận hàng, nên khi đã phát hành vận đơn, người chuyên chở phải có trách nhiệm đối với hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở về số lượng cũng như tình trạng hàng hoá.
Đồng thời, tại cảng đích người chuyên chở có nghĩa vụ giao hàng cho người nào xuất trình vận đơn gốc đầu tiên hợp pháp do mình phát hành tại cảng đi. Nếu không có phê chú xấu trên vận đơn, thì nhận hàng như thế nào tại cảng đi, người chuyên chở có trách nhiệm giao hàng tại cảng đích, trừ khi trong quá trình chuyên chở, hàng hoá bị hư hỏng mất mát do những nguyên nhân không thuộc phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở.
Xem thêm:
- Quy trình xuất khẩu lô hàng bằng đường biển
- Chứng Từ Trong Thanh Toán Quốc Tế
- Khóa học xuất nhập khẩu thực tế tại TPHCM
Thứ hai, vận đơn đường biển là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hoá giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Tại sao vận đơn đường biển không phải là hợp đồng chuyên chở mà chỉ là bằng chứng của hợp đồng? Điều này là do thông lệ, vì trên vận đơn chỉ có một chữ ký của người chuyên chở, trong khi đó, nếu là hợp đồng thì cần phải có hai chữ ký của hai bên đối tác. Tuy không phải là hợp đồng đích thực, nhưng vận đơn đường biển có giá trị đầy đủ như một hợp đồng, do đó, toàn bộ nội dung ghi ở mặt trước và mặt sau của tờ vận đơn là là cơ sở pháp lý đẻ giải quyết mọi tranh chấ phát sinh giữa người chuyên chở và người sở hữu vận đơn.
Ngoài ra, giữa người gửi hàng và người chuyên chở có thể ký kết với nhau một hợp đồng chuyên chở, nhưng khi vận đơn đã được phát hành thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng chuyên chở,ngay cả khi nó được phát hành trên cở sở hợp đồng chuyên chở.
Thứ ba, vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn. Chức năng sở hữu hàng hoá được thể hiện ở chỗ, người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp thì người đó có quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn; vì là người sở hữu hàng hoá, nên anh ta có quyền yêu cầu người chuyên chở phải giao hàng cho mình tại cảng đích danh; người được người chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu; hoặc bất cứ ai cầm vận đơn trong tay.
phương pháp bình quân gia quyền
Vì vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu hàng hoá, mà hàng hoá lại có giá trị mua bán, nên trong thực tế người ta có thể tiến hành mua bán hàng hoá ngay cả khi hàng hoá chưa cập cảng đích bằng cách chuyển nhượng vận đơn.
Trong thực tế, vận đơn có thể được chuyển nhượng, mua bán nhiều lần từ người này qua người khác trước khi cập cảng đích. tra cứu thuế thu nhập cá nhân đã nộp
Điểm cần lưu ý là, vì cần xuất trình 1 vận đơn gốc hợp pháp là có quyền nhận hàng hoá tại cảng đích, trong khi đó, vận đơn lại thường được phát hành thành bộ gồm 3 bản gốc, chính vì vậy khi mua bán vận đơn, người mua phải đảm bảo tuyệt đối là được chuyển nhượng trọn bộ vận đơn gốc như đã phát hành.
Trên đây là các chức năng của vận đơn đường biển, nếu bạn có vấn đề gì thảo luận về chủ đề này tại weblogistics vui lòng để lại bình luận ngay phía dưới bài viết này.
Bài viết liên quan
Bài viết mới