Hợp tác Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu theo phương thức 1,7

Vinacontrol CE

New member
Bài viết
17
Reaction score
0
Doanh nghiệp mong muốn sản phẩm được lưu thông, tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam thì cần phải công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy theo quy định của Nhà nước. Để công bố hợp quy doanh nghiệp cần phải chứng nhận hợp quy sản phẩm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tùy thuộc vào loại hình sản phẩm. Mỗi sản phẩm lại có phương thức chứng nhận riêng. Bài dưới đây giới thiệu phương thức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu.

Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu
Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có tên trong danh mục sản phẩm, hàng hóa quy định trong QCVN 16:2019/BXD, ban hành theo thông tư TT 19/2019/TT-BXD. Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2019/BXD được ban hành ngày 31/12/2019. Chứng nhận thay thế cho 2 phiên bản tiền nhiệm QCVN 16:2014/BXD và QCVN 16:2017/BXD và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2020.



chung-nhan-hop-quy-vat-lieu-xay-dung(1).png


Vinacontrol CE chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu

Điều này góp phần đảm bảo chất lượng vật liệu xây dựng cung ứng ra thị trường, cho các công trình xây dựng được đảm bảo an toàn cho cộng đồng và người sử dụng.



Phương thức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2019/BXD
Quy định tại 3.1.2. QCVN 16:2019/BXD có 3 phương thức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng là phương thức 1, phương thức 5, phương thức 7 quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN (Theo Bộ Khoa Học Và Công Nghệ) và Thông tư 02/2017/TT-BKHCN (Bộ Khoa Học và Công Nghệ). Trong đó, phương thức 1, phương thức 7 được ứng dụng nhiều trong hoạt động chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu.

Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình

Phương thức này áp dụng đối với sản phẩm sản xuất trong nước của các đơn vị đã có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm(ISO 9001) và sản phẩm nhập khẩu.

Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Quy trình thực hiện như sau:

  • Lấy mẫu:
    – Mẫu thử nghiệm là mẫu được lấy theo phương pháp xác suất thống kê, đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ lô hàng;
    – Số lượng mẫu phải đủ cho việc thử nghiệm và lưu mẫu.
  • Đánh giá sự phù hợp của mẫu thử nghiệm:
    – Mẫu sản phẩm, hàng hóa được thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật, có thể bao gồm cả phòng thử nghiệm của nhà sản xuất. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được chỉ định và được công nhận;
    – Các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa cần thử nghiệm và phương pháp thử nghiệm được quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Xử lý kết quả đánh giá sự phù hợp:
    – Xem xét các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa qua kết quả thử nghiệm mẫu với quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
  • Kết luận về sự phù hợp:
    – Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp nằm trong giới hạn cho phép;
    – Lô sản phẩm, hàng hóa được xem là không phù hợp với quy định nếu số lượng mẫu thử nghiệm có kết quả không phù hợp vượt quá giới hạn cho phép.
  • Kết quả chỉ có hiệu lực với lô hàng đã được đánh giá


phuong-thuc-chung-nhan-vlxd1.jpg


►►►Xem thêm: 6 danh mục vật liệu xây dựng cần chứng nhận hợp quy



Lợi ích chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng
Việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích hữu ích như:

  • Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan cho người sử dụng nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các gói thầu công;
  • Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng, tạo lòng tin nơi khách hàng;
  • Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước;
  • Tăng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường cả trong nước.


Hi vọng với những thông tin trên đã giúp Quý doanh nghiệp hiểu thêm về chứng nhận hợp quy và phương thức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu. Vinacontrol CE- Tổ chức chứng nhận hàng đầu Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác với sứ mệnh mang đến thành công cho doanh nghiệp.

Quý khách hàng cần chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nhập khẩu Liên hệ Vinacontrol CE hotline miễn phí 18006083 hoặc vnce@vnce.vn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top