Chia sẻ Chứng nhận ISO cho doanh nghiệp xuất khẩu và những điều bạn nên biết

pamvvn

New member
Bài viết
8
Reaction score
0
Bạn đang tìm tổ chức chứng nhận ISO cho doanh nghiệp xuất khẩu. Bạn bị rối thông tin vì không biết: Cần những giấy tờ với thị trường Quốc tế. Tổ chức cấp chứng chỉ ISO hợp pháp theo quy định. Với kinh nghiệm 8 năm trong lĩnh vực này Tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ các vấn đề nêu trên để đưa ra lựa chọn sáng suốt.
1. Tại sao chứng nhận ISO cần cho doanh nghiệp xuất khẩu
Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm dệt may, cao su, nông sản, thực phẩm… sang thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn độ… đều quan tâm những câu hỏi.

a) Cần giấy tờ gì để bán được hàng sang thị trường Quốc tế
Chúng ta có thể kể đến một số chứng nhận khi xuất khẩu hàng hóa cần quan tâm như:

  • Chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
  • Phiếu kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm (nếu có).
  • Chứng nhận CE Marking (thị trường Châu Âu).
  • Đăng ký FDA (Mỹ).
  • Chứng nhận Halal (Hồi giáo).
  • Chứng nhận ISO.
Trong bài viết này PAMV sẽ nói đến lợi ích của ISO dành cho thị trường Quốc tế.

[IMG]


b) Chứng nhận ISO nhằm khẳng định rằng bạn đang cung cấp một sản phẩm ổn định về chất lượng
Khi doanh nghiệp nhận được 1 đơn hàng từ bạn hàng Quốc tế. Bạn cam kết rằng sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ: ổn định chất lượng và kịp thời về tiến độ. Nhưng bằng cách nào để khách hàng kiểm chứng được điều bạn nói.

  • Khách hàng sẽ không có đủ thời gian để kiểm tra 100% sản phẩm hoặc lô hàng của bạn.
  • Bạn làm cách nào để kiểm soát tiến độ như thỏa thuận hợp đồng.
  • Họ cũng không phải luôn sẵn sàng sang đánh giá phê duyệt nhà máy của bạn. Hoặc nếu đánh giá thì checklist của họ sẽ quan tâm vấn đề gì?
Để giải quyết được vấn đề đó họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp bạn cần đạt được Chứng nhận ISO (9001, 22000, FSSC 22000…) có giá trị Quốc tế. Chính bởi việc vận hành và áp dụng các hệ thống quản lý Quốc tế mà:

  • Chất lượng và tiến độ của bạn đáp ứng do áp dụng các quy trình quản lý nội bộ.
  • Checklist đánh giá nhà máy cũng xoay quanh các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Và bạn luôn trông tâm thế sẵn sàng cho các buổi đánh giá đó.
Chắc hẳn bạn đã hiểu lý do các thị trường khó tính đưa ra yêu cầu chứng nhận ISO rồi phải không. Vậy cùng đi vào vấn đề chính là chọn tổ chức chứng nhận ISO phục vụ xuất khẩu.

2.Tổ chức cấp Chứng chỉ ISO cho doanh nghiệp xuất khẩu tại Việt Nam
Các tổ chức chứng nhận hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Phải đăng ký hoạt động Chứng nhận ISO theo quy định tại nghị định số 107:2016/NĐ-CP Quy định về điều kiện kinh doanh đánh giá sự phù hợp. Khi đó:

  • Cơ quản quản lý trực tiếp các tổ chức này là Tổng cục tiêu chuẩn đo lường Chất lượng. Danh sách các tổ chức được cập nhật tại website: tcvn.gov.vn.
  • Chứng chỉ ISO được cấp sẽ phù hợp với hồ sơ thầu hoặc hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất (Ví dụ: sản xuất trang thiết bị y tế…).
  • Dấu hiệu nhận biết các tổ chức này: Sẽ có giấy đăng ký hoạt động ghi rõ tiêu chuẩn được cấp.
[IMG]


Lưu ý: Các tổ chức chứng nhận Quốc tế có văn phòng hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Nhưng không đăng ký hoạt động theo quy định. Thì chứng chỉ phải do người đứng đầu nơi đặt trụ sở ký trên Chứng chỉ (hoặc văn bản ủy quyền cho người đại diện tại Việt Nam ký thay). Rất nhiều doanh nghiệp trước đây đã nhận được chứng chỉ không hợp pháp từ các tổ chức như trên.

3. Giấy chứng chỉ ISO cho doanh nghiệp xuất khẩu
Để chứng chỉ ISO phục vụ cho xuất khẩu. Bắt buộc chứng chỉ đó phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

  • Tổ chức cấp giấy chứng nhận được một bên thứ 3 công nhận.
  • Phạm vi công nhận phù hợp với lĩnh vực ghi trên giấy Chứng chỉ ISO.
  • Có dấu của Tổ chức công nhận trên Chứng chỉ được cấp. Ví dụ (BOA, UKAS, JAS-ANZ,IAS…).
[IMG]


Giải thích hình ảnh trên: Tổ chức chứng nhận này được BOA công nhận cho tiêu chuẩn ISO 9001. Tuy nhiên phạm vi giới hạn (không có lĩnh vực thực phẩm). Nếu Chứng chỉ được cấp cho lĩnh vực thực phẩm thì sẽ không có giá trị Quốc tế.

Như vậy: Để chọn lựa Tổ chức chứng nhận ISO phục vụ xuất khẩu. Bạn hãy yêu cầu Tổ chức đó cho xem phụ lục được công nhận. Nếu phụ lục không có lĩnh vực Công ty bạn đăng ký chứng nhận hãy từ chối dịch vụ của họ cung cấp.

Xem thêm: Chứng nhận và công nhận là gì

4. Quyết định chọn tổ chức Chứng nhận phù hợp nhu cầu
a) Xác định rõ nhu cầu chứng chỉ ISO để xuất khẩu hay mục đích khác

  • Phục vụ cho hoạt động đấu thầu hay xin giấp phép sản xuất (phân bón, trang thiết bị y tế, vật liệu xây dựng…). Với nhu cầu này bạn chỉ cần lựa chọn theo hướng dẫn tại phần 2 để tiết kiệm chi phí.
  • Chứng nhận ISO cho doanh nghiệp xuất khẩu: Bạn bắt buộc phải lựa chọn theo hướng dẫn tại phần 3.
  • Chứng nhận để quảng bá thương hiệu uy tín so với các đối thủ cạnh tranh: Bạn cần tìm các tổ chức đã nhiều năm kinh nghiệm của Việt Nam hoặc Thế Giới (Ví dụ Quacert, BSI, TUV, NQA, SGS…)
b) Chi phí bạn dành cho khoản đó là bao nhiêu
  • Dưới 1000 USD: Bạn có thể lựa chọn các tổ chức tại phần 2.
  • Từ 1000 – 2000 USD: Bạn có thể lựa chọn tổ chức tại phần 3 nhưng thương hiệu tổ chức nhỏ < 10 năm hoạt động.
  • Từ 2000 USD trở lên: Bạn có thể lựa chọn các tổ chức tại phần 3 và thương hiệu > 10 năm hoạt động.
Lưu ý: Chi phí trên có thể giao động phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp.

c) Thời gian bạn muốn hoàn thành chứng chỉ
  • Nếu nhu cầu bạn không quan tâm đến đối tượng cấp Chứng chỉ. Bạn hãy lựa chọn tổ chức tại phần 2. Bởi thông thường hoạt động thẩm tra Chứng nhận các tổ chức này nhanh hơn. Do đều là tổ chức tại Việt Nam.
  • Nếu nhu cầu đạt được chứng nhận cho xuất khẩu: Bạn có thể lựa chọn các tổ chức ngoài danh sách các thương hiệu lớn nêu trên và đáp ứng tại phần 3.
  • Nếu bạn bắt buộc phải đạt Chứng nhận có thương hiệu lớn và xuất khẩu: Bạn cần ít nhất 30-45 ngày sau ngày đánh giá để đạt được Chứng nhận. Bởi quy định thẩm xét của các Tổ chức này cần nhiều thời gian hơn.
Hi vọng bài viết trên giúp bạn có thêm gợi ý để đưa ra lựa chọn của mình. Nếu cần hỗ trợ thông tin hãy để lại tin nhắn PAMV sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn.
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top