Chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm chuỗi thực phẩm là gì? Các giai đoạn trong chuỗi thực phẩm và tầm quan trọng của việc trao đổi thông tin trong chuỗi thực phẩm.
I. Chuỗi thực phẩm là gì
Trình tự các giai đoạn trong sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản và xử lý thực phẩm và thành phần của thực phẩm đó, từ khâu sản xuất ban đầu đến tiêu thụ.
- Sản xuất ban đầu: Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản…
- Sơ chế: Giết mổ gia súc gia cầm, thủy hải sản, đóng gói rau củ quả…
- Chế biến thực phẩm: các sản phẩm từ thịt đã được gia nhiệt làm chín, bánh từ bột, nước ép hoa quả…
- Sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ khác: Sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm, chất tẩy rửa dùng trong thực phẩm, dịch vụ Logistics…
II. Các giai đoạn trong chuỗi thực phẩm và tầm quan trọng của việc trao đổi thông tin
1) Sản xuất ban đầu
Như tên gọi đây là giai đoạn đầu tiên trong chuỗi giai đoạn thực phẩm. Là đầu vào cho các giai đoạn tiếp theo cho đến khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
a) Trồng trọt
b) Chăn nuôi + đánh bắt thủy hải sản
- Đầu vào: giống cây trồng, đất canh tác, nước tưới tiêu, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật…
- Đầu ra mong muốn: Rau củ quả, ngũ cốc an toàn các chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Trách nhiệm trao đổi thông tin: Cung cấp đầy đủ bằng chứng đã kiểm soát các chỉ tiêu an toàn đã liệt kê ở trên. Bằng chứng có thể là: nhật ký sản xuất, thời gian cách ly thuốc BVTV trước khi thu hoạch.
2) Sơ chế
- Đầu vào: Vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thuốc kháng sinh…
- Đầu ra mong muốn: Thịt, trứng, sữa An toàn các chỉ tiêu vi sinh và Dư lượng kháng sinh.
- Trách nhiệm trao đổi thông tin: Nhật ký chăn nuôi, thời gian ngưng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thức ăn chăn nuôi.
a) Sản phẩm từ trồng trọt
b) Sản phẩm từ chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản
- Đầu vào: Rau, củ quả, ngũ cốc nguyên liệu thô…
- Đầu ra mong muốn: Rau củ quả, ngũ cốc đã sơ chế loại bỏ các tạp chất và được đóng gói (nếu có).
- Trách nhiệm trao đổi thông tin: Thời hạn sử dụng sản phẩm, hướng dẫn vận chuyển và bảo quản, phiếu kiếm nghiệm (nếu có).
3) Chế biến thực phẩm
- Đầu vào: Thịt, trứng, sữa…
- Đầu ra mong muốn: Thịt được làm sạch và loại bỏ các tạp chất khi giết mổ. Trứng và sữa được đóng gói hoặc bảo quản.
- Trách nhiệm trao đổi thông tin: Thời hạn sử dụng sản phẩm, hướng dẫn vận chuyển và bảo quản, phiếu kiếm nghiệm (nếu có).
4) Sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ khác trong hệ thống thực phẩm
- Đầu vào: Rau củ quả, thịt, trứng và sữa…
- Đầu ra mong muốn: Các sản phẩm sau chế biến đảm bảo An toàn cho người sử dụng (thịt đóng hộp, sữa tươi, nước ép từ rau củ quả…).
- Trách nhiệm trao đổi thông tin: Thời hạn sử dụng sản phẩm, hướng dẫn vận chuyển và bảo quản, phiếu kiếm nghiệm, thông tin cảnh báo các chất gây dị ứng.
a) Sản phẩm hỗ trợ trồng trọt và chăn nuôi
Các sản phẩm như: Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú ý…
Trách nhiệm trao đổi thông tin về: Sản phẩm được chứng nhận và công bố hợp quy. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm và cảnh báo an toàn nếu có.
b) Sản phẩm hỗ trợ chế biến thực phẩm
Trách nhiệm trao đổi thông tin trong các giai đoạn thực phẩm về:
c) Dịch vụ Logistics
- Phụ gia thực phẩm: Phải được công bố chất lượng theo quy định. Hướng dẫn sử dụng sản phẩm và cảnh báo an toàn nếu có.
- Chất tẩy rửa: Phải thuộc danh mục chất tẩy rửa được sử dụng trong chế biến thực phẩm. Có hướng dẫn sử dụng và cảnh báo an toàn nếu có.
Trách nhiệm trao đổi thông tin về: Năng lực về điều kiện bảo quản và vận chuyển. Nhật ký dịch vụ cung cấp khi cần thiết.
Kết luận: Với mục đích đưa sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng đảm bảo an toàn thực phẩm. Nỗ lực của mỗi giai đoạn trong chuỗi đều là cần thiết, trong đó vấn đề trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng.
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới