Clean on board Bill of Lading - Vận đơn sạch, hàng đã xuống tàu

Hà huyền Trang

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Vận đơn đường biển được đại diện người chuyên chở hoặc thuyền trưởng ký phát cho người gởi hàng với thuật ngữ: “sạch, hàng đã xuống tàu” (Clean, on board or shipped”, có nghĩa là người chuyên chở xác nhận hàng đã được xếp xuống tàu trong tình trạng bên ngoài tốt. Trong mua bán hàng xuất nhập khẩu, người mua luôn luôn yêu cầu quy định rõ trong hợp đồng ngoại thương và thư tín dụng người bán phải xuất trình “Vận đơn sạch, hàng đã xuống tàu”, trong đó không có ghi chú xấu nào về hàng đã giao thì mới được xem là một trong những chứng từ có giá trị thanh toán.
 

Bạch Thị Cúc

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Vận đơn sạch là vận đơn hoàn hảo đúng không? Thấy vận đơn hoàn hảo cũng viết từ tiếng anh là Clean B/L
 

thảo minh

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Nếu như chỉ cần ghi chú là Clean, on board or shipped vậy thì vận đơn sạch không phải là vận đơn độc lập mà được gộp hay là xem như một vận đơn kết hợp hay sao?
 

Emy Nguyễn

New member
Bài viết
12
Reaction score
0
Nếu như chỉ cần ghi chú là Clean, on board or shipped vậy thì vận đơn sạch không phải là vận đơn độc lập mà được gộp hay là xem như một vận đơn kết hợp hay sao?
Thực tế BL không ghi từ Clean đâu bạn, chỉ ghi On Board/Shipped on Board date..., không có phê chú xấu gì thì vận đơn đó gọi là sạch. Clean hay ko Clean chỉ đang nói đến tính chất của vận đơn đó thôi, cũng chỉ có 1 cái vận đơn. cách viết cv xin việc
 

Lê Kim Hòa

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Thấy nhiều người thích nhận được vận đơn sạch, vậy để nhận được vận đơn sạch này thì cần tuân thủ theo điều kiện gì không?
 

Phạm Lê Kiều

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Việc ghi chú Clean, on board or shipped chỉ có trên vận đơn hay còn có chứng từ khác nữa, nếu nó được ghi trên vận đơn thì vận đơn được coi là vận đơn sạch phải không?
 

Huỳnh Trí Nhân

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Em từng đọc với học qua vận đơn rồi nhưng mà không hiểu nhiều về cách dùng cũng như cách trình bày hay thuật ngữ trên vận đơn các loại. Giờ em muốn tìm hiểu và học kĩ hơn thì em nên đăng ký lớp học kiểu gì? Có nơi nào đào tạo về cái này không?
 
Bài viết
1
Reaction score
0
Vận đơn sạch này chỉ áp dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thôi hả, sao thấy chủ thớt chỉ đề cập đường biển. Vận đơn đường hàng không có áp dụng không ạ
 

Ms Lemon

Member
Bài viết
51
Reaction score
5
Q1: Sử dụng những vận đơn trên khi nào?

A1: Để chủ hàng đi đến việc quyết định sử dụng vận đơn loại nào, có nhiều yếu tố tác động

+ Đặc thù hàng hóa & sản lượng hàng hóa (VD đang cập nhật)

+ Điều khoản giao hàng (Incoterms), điều khoản thanh toán & Năng lực thương lượng, đàm phán của chủ hàng với người mua (VD đang cập nhật) khóa học tài chính cho người không chuyên

Q2: Tại sao có vận đơn thì show “Shipped on board” hoặc “Laden on board”, có vận đơn lại show “Clean on board”

A2: Về bản chất thì những vận đơn show “Shipped on board” hoặc “Laden on board”, “Clean on board” đều thể hiện rằng

– Cont hàng đã được xếp lên tàu vào ngày cụ thể và vận đơn được cấp vào một ngày cụ thể

– Tình trạng của hàng hóa trong điều kiện hoàn hảo

Dẫn chiếu Điều 27 của UCP 600 quy định: “Ngân hàng sẽ chỉ chấp nhận chứng từ vận tải hoàn hảo. Chứng từ vận tải hoàn hảo là chứng từ mà trên đó không có điều khoản hoặc không có ghi chú nào đó chỉ ra một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng đó hoặc bao bì. Chữ “hoàn hảo” không nhất thiết phải xuất hiện trên chứng từ vận tải, dù cho tín dụng có yêu cầu đối với chứng từ vận tải là hàng đã được “xếp lên tàu hoàn hảo” ~ Clean shipped on board. Và ngay ở mặt trước của vận đơn loại này thường in sẵn câu “Shipped on board/Received/ Taken in charge in apparent good order and conditions…” (hàng hóa được bốc lên tàu/ hàng hóa được nhận để chở ~ chưa xếp lên tàu, trong tình trạng bên ngoài có vẻ tốt) khóa học kế toán

Theo định nghĩa này của UCP 600, một vận đơn không có những ghi chú như quy định nói trên đã là vận đơn hoàn hảo rồi chứ không nhất thiết trên bề mặt phải ghi chữ “Clean” mới gọi là hoàn hảo. Điều này cũng có nghĩa là nếu một vận đơn thỏa mãn những quy định như trên mà trên bề mặt không có chữ “Clean” thì cũng không thể vin vào đó mà bắt lỗi gây khó dễ cho người bán hoặc hãng tàu.

Nguồn: sưu tầm
 

luuhaiphong

New member
Bài viết
14
Reaction score
0
Vận đơn sạch này chỉ áp dụng cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thôi hả, sao thấy chủ thớt chỉ đề cập đường biển. Vận đơn đường hàng không có áp dụng không ạ
logistics-cp . com/blog/xuat-nhap-khau-chinh-ngach-uy-tin-gia-re-tai-ha-noi
các bạn có thể truy cập để tìm hiểu thêm
 

Hoang Viet

New member
Bài viết
4
Reaction score
1
Thấy nhiều người thích nhận được vận đơn sạch, vậy để nhận được vận đơn sạch này thì cần tuân thủ theo điều kiện gì không?

Không phải là thích hay không bạn. Seller (người bán hàng) cần bộ chứng từ hoàn chỉnh bao gồm (Packing list/ Commercial invoice/ Bill of Lading...) để nhận được tiền hàng từ Buyer (người mua hàng ) thông qua ngân hàng thụ hưởng. Vì vậy phải cần vận đơn sạch để chứng tỏ hàng hóa không bị hư hỏng gì khi xếp hàng lên tàu an toàn. Để lên được Clean B/L phải cần có Mate' Receipt (biên lai thuyền phó ). Thế thôi, quy trình còn dài lắm... :)
 

hoangcf

Member
Bài viết
31
Reaction score
4
cám ơn bạn đã chia sẻ. Vận đơn đường hàng cũng áp dụng mà nhỉ
 

anhtuanfr

New member
Bài viết
7
Reaction score
0
Nếu dựa trên ghi chú trên vận đơn đường biển thì cũng gồm có 2 loại B/L là:

  • Vận đơn hoàn hảo/Vận đơn sạch (Clean B/L): Là vận đơn không có ghi chú xấu về hàng hóa, bao bì.
  • Vận đơn không hoàn hảo/Vận đơn không sạch (unclean B/L): Trái ngược với vận đơn hoàn hảo thì trên mẫu vận đơn không hoàn hảo sẽ có những ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa cũng như bao bì. Một số ví dụ về ghi chú xấu như: Bao bì không đáp ứng cho vận tải biển, hàng hóa bị ướt, thùng bị vỡ, ký mã hiệu trên bao bì không rõ ràng,…
Xem chi tiết về vận đơn đường biển Bill Of Lading: https://dhdlogistics.com/van-don-duong-bien-bill-of-lading/
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top