Chia sẻ Công bố sản phẩm là gì? Hồ sơ công bố sản phẩm gồm những gì?

ha2601

New member
Bài viết
9
Reaction score
0
Công bố sản phẩm là gì?
Hiện này chưa có một văn bản cụ thể nào nêu khái niệm công bố sản phẩm là gì? nhưng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn chính xác như sau:

Công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp cần phải khai báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền biết về chất lượng sản phẩm (sản phẩm sản xuất trong nước, sản phẩm nhập khẩu) trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Tư Vấn Chứng nhận ISO 9001 | Trọn Gói - Giá Tốt - Cam Kết Đạt Chứng Nhận Nhanh Chóng

2. Tại sao phải thực hiện công bố chất lượng sản phẩm?
Công bố sản phẩm giúp bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng, chính phủ đã ra nghị định bắt buộc người sản xuất hoặc người nhập khẩu phải tuyên bố về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa đối với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Nếu không thực hiện công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

3. Công bố sản phẩm đối với hàng hóa sản xuất trong nước
Điều 28 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007 thì điều kiện bảo đảm chất lượng sản phẩm trong sản xuất trước khi đưa ra thị trường

Người sản xuất phải thực hiện các yêu cầu về quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất như sau:

a) Áp dụng hệ thống quản lý nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm do mình sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

b) Công bố tiêu chuẩn áp dụng quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.

c) Lựa chọn chứng nhận hợp chuẩn, công bố hợp chuẩn đối với sản phẩm thuộc nhóm 1.

d) Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quá trình sản xuất, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với sản phẩm thuộc nhóm 2.

Việc bảo đảm chất lượng sản phẩm sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ trước khi đưa ra thị trường được thực hiện theo quy định của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Ngoài ra, điều 4 văn bản hợp nhất hướng dẫn thi hành luật thì

a) bảo đảm sản phẩm an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường;

b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về khả năng gây mất an toàn của sản phẩm.

c) Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định này.

Đối với sản phẩm nhóm 2, người sản xuất phải công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

b) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Trường hợp sản phẩm sản xuất đang được áp dụng biện pháp quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này, nếu phát hiện chất lượng không bảo đảm, gây mất an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường hoặc khi có khiếu nại, tố cáo về hoạt động sản xuất thì khi đó sản phẩm sản xuất sẽ chuyển sang áp dụng biện pháp ở mức độ chặt hơn. Đối với sản phẩm nhóm 2 có yêu cầu đặc thù về quá trình sản xuất thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của quá trình sản xuất (xem danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2). Người sản xuất có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan đến quá trình sản xuất và được chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: chứng nhận ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng

4. Công bố sản phẩm đối với sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu
Điều 34. Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hoá nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 23 của Luật này và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá.

Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26.

Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.

Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 27, trình tự, thủ tục quy định tại Điều 35 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Ngoài ra theo văn bản hợp nhất hướng dẫn thi hành luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì Bảo đảm hàng hóa an toàn cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường; b) Tự xác định và thể hiện thông tin để cảnh báo về nguy cơ gây mất an toàn của hàng hóa.

Trường hợp sử dụng mã số, mã vạch trên sản phẩm, hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm, hàng hóa, phải tuân thủ theo quy định tại Điều 19b Nghị định này.

Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa được thực hiện thông qua việc xem xét hoạt động công bố hợp uy của người nhập khẩu. Việc công bố hợp quy được quy định chi tiết tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo một trong các biện pháp sau:

a) Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

b) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật;

c) Kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật.

trước khi đưa sản phẩm, hàng hóa ra lưu thông trên thị trường bắt buộc người sản xuất hoặc người nhập khẩu phải tuyên bố về sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa đối với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.



5. Các loại sản phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm:


Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP Chính Phủ ban hành nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm,

Tại “Điều 6. Đăng ký bản công bố sản phẩm

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

  1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.
  2. Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
  3. Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.”
Các loại sản phẩm Tự công bố sản phẩm :
  • Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
  • Thực phẩm bánh, kẹo
  • Đồ uống không cồn, đồ uống có cồn, nước giải khát
  • Thực phẩm bổ sung
  • Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm
  • Nguyên liệu thực phẩm
  • Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, hương liệu thực phẩm
6. Thủ tục hồ sơ công bố sản phẩm gồm những gì?
Để đăng ký công bố sản phẩm doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu gồm:
a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ/xuất khẩu cấp có nội dung bảo đảm an toàn cho người sử dụng hoặc được bán tự do tại thị trường của nước sản xuất/xuất khẩu (hợp pháp hóa lãnh sự);

c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước gồm:
a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

c) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đó đã nêu trong tài liệu;

d) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).



Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm.

7. Những khó khăn gặp phải khi doanh nghiệp tiến hành công bố chất lượng sản phẩm:
  • Hầu hết các doanh nghiệp không biết bắt đầu công bố sản phẩm từ đâu?
  • Không biết sản phẩm của mình thuộc đối tượng công bố nào?
  • Không biết công bố như thế nào?
  • Không biết thành phần hồ sơ ra sao?
  • Không biết soạn thảo hồ sơ chi tiết như thế nào?
  • Không biết kiểm nghiệm những chỉ tiêu gì và kiểm nghiệm ở đâu?
  • Không biết phí và lệ phí công bố bao nhiêu?
  • Không biết cơ quan quản lý thẩm xét công bố là cơ quan nào?
  • Không biết bổ sung hồ sơ thế nào? …
Và rất nhiều những khó khăn khác mà Doanh nghiệp không có kinh nghiệm xử lý. Doanh nghiệp bạn đừng quá lo lắng, hãy liên hệ ngay ISOCUS để được tư vấn miễn phí, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện từng bước một cho đến giai đoạn hoàn thành.

8. Tại sao nên chọn dịch vụ công bố sản phẩm tại ISOCUS?
ISOCUS chuyên tư vấn và nhận làm hồ sơ Tự công bố sản phẩm và hồ sơ Đăng ký bản công bố sản phẩm một cách nhanh chóng, chính xác, chất lượng, và giá rẻ nhất.

Với dịch vụ công bố, quý khách sẽ nhận được rất nhiều lợi ích sau đây:

  • Tư vấn toàn bộ vấn đề pháp lý liên quan đến mỗi sản phẩm
  • Hướng dẫn chi tiết cách chuẩn bị các tài liệu pháp lý, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đầy đủ, chính xác nhất
  • Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ và đóng phí lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để hồ sơ nhanh chóng được chấp thuận
  • Nhận kết quả và trả kết quả cho khách hàng
9. Thời gian hoàn thành công bố sản sản phẩm:
– Thời gian hoàn thành hồ sơ Tự công bố: 10-15 ngày làm việc bao gồm thời gian kiểm nghiệm.

– Thời gian hoàn thành hồ sơ Đăng ký bản công bố: 15-20 ngày làm việc KHÔNG bao gồm thời gian kiểm nghiệm. (Riêng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thời gian 20-30 ngày làm việc).

10. Quy trình thực hiện dịch vụ công bố của ISOCUS:
ISOCUS sẽ thay mặt doanh nghiệp thực hiện công bố chất lượng sản phẩm trọn gói từ A đến Z như sau:

  1. Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng chúng tôi sẽ cử đại diện đến gặp trực tiếp khách hàng để tư vấn và xem xét tính phù hợp của các giấy tờ.
  2. Xem tình trạng sản phẩm và các thành phần phụ gia cấu tạo có được phép sử dụng không.
  3. Chụp hình sản phẩm và bao bì chứa đựng sản phẩm.
  4. Xây dựng chỉ tiêu và nhận mẫu đi gửi kiểm nghiệm tại Trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y Tế công nhận.
  5. Soạn thảo hồ sơ Tự công bố sản phẩm và hồ sơ Đăng ký bản công bố sản phẩm theo đúng quy định của Bộ Y Tế, và không những ra công bố mà còn thuận lợi cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sau này.
Xem thêm: Dịch vụ chứng nhận iso 14001
 

Ngũ Đức Legend

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Logo của Tập đoàn NGŨ ĐỨC LEGEND được xây dựng dựa trên nền tảng hệ tư tưởng minh triết phương đông với những họa tiết hoa văn đặc trưng của nền văn hóa Bách Việt ở phía nam dòng sông Dương Tử đã tồn tại hàng nghìn năm.

NGŨ ĐỨC LEGEND

Kết cấu của logo lấy theo độ số 3 là con số gắn liền với đời sống tâm linh của nhân loại. Ví dụ như Đạo Phật có Tam Bảo (Ba ngôi báu: Phật – Pháp – Tăng), đạo Thiên Chúa có Chúa ba ngôi (Chúa Cha – Chúa Con – Chúa Thánh Thần), Chu Dịch có Tam Tài (Thiên – Địa – Nhân)…v.v. Việt Nam là quốc gia đặc biệt, đa khí hậu, đa sắc tộc, đa văn hoá, đa tôn giáo, đa tín ngưỡng và đặc biệt hơn hết đó là sự “hài hoà” tôn giáo (Tam giáo đồng nguyên: Đạo Nho – Đạo Lão – Đạo Phật).

Nhìn vào logo chúng ta thấy logo của tập đoàn NGŨ ĐỨC LEGEND được chia làm 3 tầng gắn bó hài hoà, thống nhất. Tầng thượng ( phía trên) là phần hình, tầng trung ( chính giữa) là tên viết tắt của tập đoàn NGŨ ĐỨC LEGEND, tầng hạ (phía dưới) là slogan của tập đoàn: Hài hoà – Thịnh vượng – Hạnh phúc.

Phần thượng​

Phần thượng – phần hình được tạo bởi 3 vòng tròn đồng tâm thể hiện cho Tam tài Thiên – Địa – Nhân hợp nhất, Tinh – Khí – Thần hài hoà, Đạo đức – Trí tuệ – Dũng khí viên dung…Tâm Linh – Kinh Tài – Văn Vật đồng vận hành trong mọi hoạt động xã hội.
Vòng tròn trong cùng trống không thể hiện cho mặt trời luôn toả sáng, cũng thể hiện cho tâm của con người là vô cùng tận. Vòng tròn thứ hai có 12 tia nắng mặt trời biểu trưng cho 12 tháng/ năm, cũng thể hiện cho 12 con giáp (Tý – sửu – dần – mão – thìn – tỵ – ngọ – mùi – thân – dậu – tuất – hợi), mặt trời vận hành liên tục, quanh năm suốt tháng luôn toả nguồn năng lượng trưởng dưỡng cho muôn loài chúng sinh phát triển không ngừng nghỉ. Vòng tròn thứ ba có hình của ba con chim lạc đang bay trên bầu trời và hình của ba chữ Dịch của người Việt Cổ. Chim lạc và chữ dịch dịch chuyển ngược chiều kim đồng hồ với ý nghĩa truy tìm về quá khứ của cha ông, hệ tư tưởng tinh hoa của chư vị Cổ Đức Tiên Hiền. Ba chữ Dịch cũng ứng với tư tưởng cốt lõi thâm sâu của Chu Dịch: “Cùng tắc biến – biến tắc thông – thông tắc cửu”. “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức. Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tải vật”. Tạm dịch: Trời vận động mạnh mẽ, người quân tử nên cố gắng không ngừng. Đất có tính nhu hòa, người quân tử lấy đức dày để nâng đỡ vạn vật.

Ba con chim lạc bay trên trời cao nhưng bay ngược chiều kim đồng hồ và không vượt ra khỏi vòng tròn với ý nghĩa NGŨ ĐỨC LEGEND hoạt động luôn dựa trên nền tảng Đạo đức – Pháp luật – Kinh tế. Hài hoà các giá trị đạo đức, tuân thủ các quy phạm pháp luật, phát triển hệ sinh thái kinh tế thịnh vượng- hạnh phúc bền vững.

Phần trung​

Phần trung (chính giữa) là tên viết tắt của tập đoàn: NGŨ ĐỨC LEGEND. NGŨ ĐỨC là giá trị cốt lõi mà NGŨ ĐỨC LEGEND luôn luôn bảo vệ, gìn giữ và xiển dương. Đó chính là năm đức tính tốt đẹp của người chính nhân quân tử theo quan điểm của đạo Nho: NHÂN – LỄ – NGHĨA – TRÍ – TÍN. Cũng là năm đức tính cần có để trở thành một người tốt, có ích cho xã hội mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã từng chỉ dạy: Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công vô tư

Bằng việc không ngừng học hỏi, luôn luôn trưởng dưỡng và thực hành NGŨ ĐỨC trong mọi hoạt động của tập đoàn, NGŨ ĐỨC LEGEND mong muốn đóng góp được một phần tâm lực, công đức trong sự nghiệp “Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phát triển ngành “Công nghiệp văn hoá” tại Việt Nam, khôi phục nền đạo đức truyền thống, khôi phục làng nghề truyền thống làm cho xã hội ngày càng trở nên hài hoà – thịnh vượng – hạnh phúc hơn.

Phần hạ​

Phần hạ (bên dưới) là slogan của Tập đoàn: Hài hoà – Thịnh vượng – Hạnh phúc thể hiện cho triết lý kinh doanh, cho sứ mệnh của tập đoàn NGŨ ĐỨC LEGEND là góp phần kiến tạo nên một hệ sinh thái NGŨ ĐỨC LEGEND, một xã hội Hài hoà – Thịnh vượng – Hạnh phúc.

ý nghĩa logo ngũ đức legend




Ngũ Đức Legend GroupThái Minh Cư Sĩ
 

Thành viên trực tuyến

Top