Hoàng Lê Hải Yến
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Qua công tác rà soát nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát trực ban trực tuyến, Tổng cục Hải quan đã phát hiện một số trường hợp sai phạm trong khai báo tên hàng, mã số hàng hóa, áp dụng mức thuế tại một số đơn vị hải quan đối với một số mặt hàng cụ thể như: thép, động cơ điện, quạt thông gió. Để tăng cường công tác quản lý, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố kịp thời phát hiện những sai phạm trong khai báo tên hàng, mã số và áp dụng mức thuế đối với các mặt hàng này.
Nhiều hạn chế
Thời gian qua, qua rà soát, cơ quan Hải quan nhận thấy, doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thép khai báo thiếu hoặc không chính xác thông tin để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% và không chịu thuế chống bán phá giá như không khai báo thép hợp kim hay phi hợp kim, khai báo thép hợp kim nhưng không khai báo thành phần, hàm lượng cacbon, nhôm, đồng, chì, crom, mangan…
Cụ thể, ngày 11/9/2021 Công ty CP thép H. đăng ký mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Dung Quất (Cục Hải quan Quảng Ngãi) để nhập khẩu mặt hàng thép. Theo khai báo mặt hàng có tên thép mạ kẽm, dạng cuộn, mới 100%, mã số 7225.92.90, hưởng thuế suất ưu đãi MFN và thuế chống bán phá giá 0%.
Tuy nhiên, kết quả cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế, lấy mẫu phân tích phân loại, xác định mặt hàng cho thấy, tên mặt hàng là thép mạ kẽm, phi hợp kim, hàm lượng cacbon 0.15%, mangan 0.8% phù hợp mã 7210.49.12 và có thuế suất MFN 20%, thuế chống bán phá giá 38,34%.
Trước đó, ngày 23/12/2020, Công ty CP thép H. cũng khai báo nhập khẩu tên hàng là thép tấm hợp kim thấp vật liệu 16Mn, cán nóng, thành phần hóa học Mn1.26%, mã số khai báo 7225.40.90. Hay ngày 16/3/2020 Công ty CP dịch vụ dầu khí Q. khai báo nhập khẩu thép tấm crom, chưa được cán nóng, không ở dạng cuộn và cũng khai báo mã số 7225.40.90.
Tổng cục Hải quan cho rằng, do tên hàng khai báo ở các trường hợp trên không rõ thép hợp kim hay phi kim, dạng cuộn hay không cuộn, thành phần, hàm lượng hợp kim hoặc chỉ có thành phần kim loại Mn 1.26%... nên chưa đủ cơ sở, căn cứ để áp mã khai báo là 7225.40.90.
Ở một mặt hàng khác là động cơ điện, dạng xoay chiều, doanh nghiệp nhập khẩu khai báo thiếu hoặc không chính xác thông tin hàng hóa để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn, như không khai báo động cơ xoay chiều hay 1 chiều, một pha hay đa pha, mặt hàng không phải là động cơ vạn năng nhưng áp mã số thuộc dòng hàng động cơ vạn năng…
Điển hình, ngày 24/5/2021, Công ty TNHH Honest Motor Việt Nam đăng ký tờ khai nhập khẩu mặt hàng motor cảm ứng điện tử bán thành phẩm chưa gắn động cơ, quạt, nắp chụp dùng lắp ráp thành phẩm motor với mã số khai báo 8501.20.29 tại Chi cục Hải quan Thủ Dầu Một (Cục Hải quan Bình Dương).
Tuy nhiên, kết quả giám định của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 lại cho thấy, mặt hàng có cấu tạo là động cơ điện đã được lắp ráp các bộ phận bao gồm 1 rotor, 1 stator, 1 trục quay, 1 vỏ motor, 2 bạc đạn, 1 nắp trước, 1 nắp sau, 4 đai ốc.
Ngoài ra theo căn cứ tài liệu kỹ thuật và kiểm tra thực tế tại nhà máy thì đây là loại động cơ điện xoay chiều 1 pha công suất 1200W. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa xác định mặt hàng chính xác là động cơ điện ở dạng chưa hoàn chỉnh, loại xoay chiều, 1 pha, công suất 1200W/120V phù hợp mã số 8501.40.29 có mức thuế suất MFN 20%.
Cũng qua công tác rà soát, cơ quan Hải quan phát hiện mặt hàng quạt thông gió, doanh nghiệp nhập khẩu khai báo thiếu hoặc không chính xác thông tin hàng hóa để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn như công suất quạt không quá 125W nhưng áp mã số thuộc phân nhóm trên 125W, khai báo quạt thông gió công nghiệp nhưng thông số kỹ thuật xác định phù hợp quạt thông gió gia dụng…
Điển hình, cuối tháng 5/2021, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ điện Mạnh Phương đăng ký mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 nhập khẩu mặt hàng quạt thông gió công nghiệp, mã số khai báo là 8414.59.99 mức thuế suất MFN 10%. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, mặt hàng phù hợp phân loại mã số 8414.51.91 có mức thuế suất MFN 25%.
Chấn chỉnh, kịp thời xử lý sai phạm
Nhằm cảnh báo các hành vi vi phạm đối với các trường hợp khai sau mã số, tên hàng…, cuối năm 2020, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường rà soát dữ liệu và có cảnh báo cho doanh nghiệp việc khai không đủ thông tin về hàng hóa, khai sai tên hàng, mô tả hàng hóa không phù hợp với mã số…
Trong đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đủ mô tả hàng hóa để tránh thiếu thông tin dẫn tới phân loại sai, không chính xác. Ngoài ra, cán bộ công chức hải quan thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra mô tả hàng hóa, mã số, mức thuế khai báo theo đúng quy định tại Quyết định 1921/QĐ-TCHQ.
Mặc dù đã chấn chỉnh nhưng công tác khai, hướng dẫn khai vẫn còn tồn tại những hạn chế, sai phạm. Do đó, để tăng cường quản lý, kịp thời phát hiện sai phạm, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc hướng dẫn tại công văn số 7203/TCHQ-TXNK ngày 11/11/2020, hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đủ mô tả hàng hóa để tránh dẫn tới phân loại sai, không chính xác; công chức hải quan thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra mô tả hàng hóa, mã số, mức thuế khai báo theo đúng quy định tại Quyết định 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018.
Trong đó, đối với mặt hàng thép, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện kê khai mô tả hàng hóa là thép hợp kim hay phi hợp kim đầy đủ, chính xác các thông tin về dạng hình của thép (thanh, thỏi, tấm…), thành phần, hàm lượng cacbon, nhôm, đồng, chì, crom, mangan…, cán nóng hay cán nguội đã hoặc chưa mạ, tráng, phủ, sơn, kích thước chiều rộng, dày… Trường hợp không thể xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hóa thì lấy mẫu, thực hiện phân tích phân loại.
Đối với mặt hàng động cơ điện, các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp khai báo rõ chủng loại, công suất động cơ, một chiều hay xoay chiều, một pha hay đa pha… Đối với mặt hàng quạt thông gió, các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp khai báo rõ chủng loại, công suất quạt, có lưới bảo vệ hay không…
Đồng thời, các đơn vị thực hiện kiểm tra, rà soát các tờ khai nhập khẩu các mặt hàng giống hệt, tương tự với các mặt hàng có tên khai báo nêu trên nhằm đảm bảo đủ thông tin để phân loại, xác định mã số theo đúng quy định.
Trường hợp phát hiện việc khai báo tên hàng không đầy đủ, chính xác, phân loại không phù hợp thì xác định lại mã số, ấn định thuế và xử lý vi phạm (nếu có) theo đúng quy định, đồng thời chấn chính, làm rõ trách nhiệm của những người liên quan.
Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
Nhiều hạn chế
Thời gian qua, qua rà soát, cơ quan Hải quan nhận thấy, doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thép khai báo thiếu hoặc không chính xác thông tin để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% và không chịu thuế chống bán phá giá như không khai báo thép hợp kim hay phi hợp kim, khai báo thép hợp kim nhưng không khai báo thành phần, hàm lượng cacbon, nhôm, đồng, chì, crom, mangan…
Cụ thể, ngày 11/9/2021 Công ty CP thép H. đăng ký mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Dung Quất (Cục Hải quan Quảng Ngãi) để nhập khẩu mặt hàng thép. Theo khai báo mặt hàng có tên thép mạ kẽm, dạng cuộn, mới 100%, mã số 7225.92.90, hưởng thuế suất ưu đãi MFN và thuế chống bán phá giá 0%.
Tuy nhiên, kết quả cơ quan Hải quan kiểm tra thực tế, lấy mẫu phân tích phân loại, xác định mặt hàng cho thấy, tên mặt hàng là thép mạ kẽm, phi hợp kim, hàm lượng cacbon 0.15%, mangan 0.8% phù hợp mã 7210.49.12 và có thuế suất MFN 20%, thuế chống bán phá giá 38,34%.
Trước đó, ngày 23/12/2020, Công ty CP thép H. cũng khai báo nhập khẩu tên hàng là thép tấm hợp kim thấp vật liệu 16Mn, cán nóng, thành phần hóa học Mn1.26%, mã số khai báo 7225.40.90. Hay ngày 16/3/2020 Công ty CP dịch vụ dầu khí Q. khai báo nhập khẩu thép tấm crom, chưa được cán nóng, không ở dạng cuộn và cũng khai báo mã số 7225.40.90.
Tổng cục Hải quan cho rằng, do tên hàng khai báo ở các trường hợp trên không rõ thép hợp kim hay phi kim, dạng cuộn hay không cuộn, thành phần, hàm lượng hợp kim hoặc chỉ có thành phần kim loại Mn 1.26%... nên chưa đủ cơ sở, căn cứ để áp mã khai báo là 7225.40.90.
Ở một mặt hàng khác là động cơ điện, dạng xoay chiều, doanh nghiệp nhập khẩu khai báo thiếu hoặc không chính xác thông tin hàng hóa để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn, như không khai báo động cơ xoay chiều hay 1 chiều, một pha hay đa pha, mặt hàng không phải là động cơ vạn năng nhưng áp mã số thuộc dòng hàng động cơ vạn năng…
Điển hình, ngày 24/5/2021, Công ty TNHH Honest Motor Việt Nam đăng ký tờ khai nhập khẩu mặt hàng motor cảm ứng điện tử bán thành phẩm chưa gắn động cơ, quạt, nắp chụp dùng lắp ráp thành phẩm motor với mã số khai báo 8501.20.29 tại Chi cục Hải quan Thủ Dầu Một (Cục Hải quan Bình Dương).
Tuy nhiên, kết quả giám định của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 lại cho thấy, mặt hàng có cấu tạo là động cơ điện đã được lắp ráp các bộ phận bao gồm 1 rotor, 1 stator, 1 trục quay, 1 vỏ motor, 2 bạc đạn, 1 nắp trước, 1 nắp sau, 4 đai ốc.
Ngoài ra theo căn cứ tài liệu kỹ thuật và kiểm tra thực tế tại nhà máy thì đây là loại động cơ điện xoay chiều 1 pha công suất 1200W. Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa xác định mặt hàng chính xác là động cơ điện ở dạng chưa hoàn chỉnh, loại xoay chiều, 1 pha, công suất 1200W/120V phù hợp mã số 8501.40.29 có mức thuế suất MFN 20%.
Cũng qua công tác rà soát, cơ quan Hải quan phát hiện mặt hàng quạt thông gió, doanh nghiệp nhập khẩu khai báo thiếu hoặc không chính xác thông tin hàng hóa để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn như công suất quạt không quá 125W nhưng áp mã số thuộc phân nhóm trên 125W, khai báo quạt thông gió công nghiệp nhưng thông số kỹ thuật xác định phù hợp quạt thông gió gia dụng…
Điển hình, cuối tháng 5/2021, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ điện Mạnh Phương đăng ký mở tờ khai tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 nhập khẩu mặt hàng quạt thông gió công nghiệp, mã số khai báo là 8414.59.99 mức thuế suất MFN 10%. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế cho thấy, mặt hàng phù hợp phân loại mã số 8414.51.91 có mức thuế suất MFN 25%.
Chấn chỉnh, kịp thời xử lý sai phạm
Nhằm cảnh báo các hành vi vi phạm đối với các trường hợp khai sau mã số, tên hàng…, cuối năm 2020, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tăng cường rà soát dữ liệu và có cảnh báo cho doanh nghiệp việc khai không đủ thông tin về hàng hóa, khai sai tên hàng, mô tả hàng hóa không phù hợp với mã số…
Trong đó, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đủ mô tả hàng hóa để tránh thiếu thông tin dẫn tới phân loại sai, không chính xác. Ngoài ra, cán bộ công chức hải quan thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra mô tả hàng hóa, mã số, mức thuế khai báo theo đúng quy định tại Quyết định 1921/QĐ-TCHQ.
Mặc dù đã chấn chỉnh nhưng công tác khai, hướng dẫn khai vẫn còn tồn tại những hạn chế, sai phạm. Do đó, để tăng cường quản lý, kịp thời phát hiện sai phạm, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc hướng dẫn tại công văn số 7203/TCHQ-TXNK ngày 11/11/2020, hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đủ mô tả hàng hóa để tránh dẫn tới phân loại sai, không chính xác; công chức hải quan thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra mô tả hàng hóa, mã số, mức thuế khai báo theo đúng quy định tại Quyết định 1921/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018.
Trong đó, đối với mặt hàng thép, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện kê khai mô tả hàng hóa là thép hợp kim hay phi hợp kim đầy đủ, chính xác các thông tin về dạng hình của thép (thanh, thỏi, tấm…), thành phần, hàm lượng cacbon, nhôm, đồng, chì, crom, mangan…, cán nóng hay cán nguội đã hoặc chưa mạ, tráng, phủ, sơn, kích thước chiều rộng, dày… Trường hợp không thể xác định được chính xác tên hàng, mã số hàng hóa thì lấy mẫu, thực hiện phân tích phân loại.
Đối với mặt hàng động cơ điện, các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp khai báo rõ chủng loại, công suất động cơ, một chiều hay xoay chiều, một pha hay đa pha… Đối với mặt hàng quạt thông gió, các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp khai báo rõ chủng loại, công suất quạt, có lưới bảo vệ hay không…
Đồng thời, các đơn vị thực hiện kiểm tra, rà soát các tờ khai nhập khẩu các mặt hàng giống hệt, tương tự với các mặt hàng có tên khai báo nêu trên nhằm đảm bảo đủ thông tin để phân loại, xác định mã số theo đúng quy định.
Trường hợp phát hiện việc khai báo tên hàng không đầy đủ, chính xác, phân loại không phù hợp thì xác định lại mã số, ấn định thuế và xử lý vi phạm (nếu có) theo đúng quy định, đồng thời chấn chính, làm rõ trách nhiệm của những người liên quan.
Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
Bài viết liên quan
Bài viết mới