Dự thảo mới xem xét việc xóa nợ thuế không thể thu hồi

Bài viết
14
Reaction score
3
Trong nhiều trường hợp, tình trạng nợ thuế kéo dài, không có dấu hiệu có thể hoàn nợ thuế, khiến việc quản lý gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện quản lý thuế cũng như làm mất cân đối về ngân sách.

Trước tình trạng này, việc xóa nợ thuế không có khả năng thu hồi được đưa vào dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), nhằm đưa ra những quy định chi tiết về việc quản lý và thẩm quyền về xóa dư nợ.

Bất lời về việc quản lý tồn đọng nợ thuế nhưng không có khả năng thu hồi

Theo Tổng cục Thuế, tính đến tháng 5/2019, tổng số tiền thuế nợ lên đến 84,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó, số tiền nợ thuế có khả năng thu hồi (nợ từ đến 90 ngày và trên 90 ngày) chiếm 54,9% là 46,4 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với 31/12/2018. Bao gồm: Các khoản thuế, phí là 19.890 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 23,5% tổng số tiền thuế nợ); các khoản nợ liên quan về đất là 10.184 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 12% tổng số tiền thuế nợ); các khoản phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế là 16.417 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 19,4% tổng số tiền thuế nợ)

Còn đối với những khoản thuế không thể thu hồi - trường hợp người nợ thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, tính đến tháng 5/2019 thì mức tồn đọng nợ thuế chiếm mức rất cao, lên đến 45,1% tổng số nợ thuế với 38.137 tỷ đồng.

Với con số quá lớn, tích lũy qua nhiều năm, cho nên việc quản lý thuế gây lãng phí nguồn nhân sự cũng như gây mất cân đối trong cán cân ngân sách nhà nước.

Theo đó, bộ dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), đã đưa ra những quy định mới về việc xóa tiền nợ thuế đối vơi những trường hợp khó thu hồi, khoanh nợ , tiền chậm nộp, tiền phạt.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thuế Đống Đa, ông Lê Quang Hùng “Đây là số nợ không thể thu được, vì chủ yếu các khoản nợ này tồn tại từ khi thành lập ngành Thuế thuộc đối tượng là người nộp thuế đã chết, hoặc được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự; người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh; người nộp thuế chờ giải thể; người nộp thuế mất khả năng thanh toán, cơ quan đăng ký kinh doanh đã thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh...”

d-thao-moi-xem-xet-vic-xoa-n-thu-khong-th-thu-hi.jpg


Không lập Hội đồng xem xét xóa nợ thuế

Và để giải quyết được các khoản nợ thuế không thể thu hồi này, trong bộ dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) sẽ có một chương riêng về việc khoanh nợ, xóa tiền thuế nợ, tiền chậm nộp, tiền phạt. Trong chương này, các nội dung sẽ được quy định đến từng chi tiết về các đối tượng cũng như việc thực hiện các nội dung này như thế nào?

Đối với việc thanh tra, giám sát quy trình xóa nợ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng không cần thiết phải thành lập Hội đồng làm nhiệm vụ tư vấn, rà soát, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan vì việc xóa nợ là trách nhiệm cá nhân, và việc thành lập Hội đồng thì khó quy về trách nhiệm của cá nhân và tổ chức sẽ làm tăng các quy trình, thủ tục hành chính.

Và để xóa nợ thuế, người thực hiện xem xét xóa nợ phải có đủ thẩm quyền theo quy định và thực hiện trên cơ sở đã có đẩy đủ hồ sơ, đúng đối tượng. Và người thực hiện cần phải đảm bảo chịu trách nhiệm trước hành
động của mình.

Tìm hiểu thêm về các nghiệp vụ và học xuất nhập khẩu tại https://weblogistics.vn
 
Sửa lần cuối:
Top