Địa điểm thanh toán L/C ở nước nào là chủ yếu

vân nam

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Hầu hết các L/C đều chỉ định một ngan hàng ở nước ngoài xuất khẩu (gọi là Ngân hàng được chỉ định), thay mặt Ngân hàng phát hành tiếp nhận, kiểm tra và thanh toán L/C cho người thụ hưởng

Theo khoản a, điều 6 UCP 600, quy định:

“Tín dụng phải quy định một ngân hàng mà tại đó tín dụng có giá trị thanh toán hoặc quy định tín dụng có giá trị thanh toán tại bất cứ ngân hàng nào. Một tín dụng có giá trị thanh toán tại Ngân hàng được chỉ định thì cũng có giá trị thanh toán tại Ngân hàng phát hành”.

Như vậy, một L/C phải thể hiện một trong ba khả năng sau:

- Avialable with Issuing Bank by…

- Avialable with a Nominated Bank (or Confirming) by …

- Avialable with Any Bank by…

Trường hợp “Avialable with Issuing Bank by…”, tức L/C có giá trị thanh toán tại Ngân hàng phát hành. Vì thông thường Ngân hàng phát hàng là ở nước ngoài nhập khẩu, nên việc người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng phát hành sẽ gặp rất nhiều bất lợi, thâm chí là không khả thi. Bởi vì:

Thứ nhất, người thụ hưởng không kiểm sót được thời gian bộ chứng từ đến được Ngân hàng phát hành có nằm trong thời hạn quy định của L/C hay không, do đó rủi ro bị từ chối thanh toán đôi với người thụ hưởng là rất cao.

Thứ hai, nếu bộ chứng từ bị thiếu cần bổ sung, bị sai cần sửa chữa, bị lỗi cần thay thế… thì không có cơ hội người thụ hưởng làm việc này, dẫn đến rủi ro bị từ chối thanh toán là rất cao, lúc này L/C có thể trở thành công cụ nằm trong tay người yêu cầu để từ chối thanh toán.

Thứ ba, nếu bộ chứng từ có lỗi bị từ chối thanh toán nhưng nằm trong tay Ngân hàng phát hành (ở nước ngoài), khiến cho việc xử lý bộ chứng từ đối với người thụ hường trở nên kém linh hoạt.

Thứ tư, người thụ hưởng chỉ được thanh toán sau 5 ngày làm việc kể từ khi bộ chứng từ đến được Ngân hàng phát hành. Điều này làm cho khoảng thời gian từ lúc giao hàng cho đến khi nhận được tiền có khi lên đến hàng tháng, nhà xuất khẩu có thể rơi vào trạng thái thiếu vốn để kinh doanh.

Để biến L/C thành công cụ thanh toán chứ không phải công cụ từ chối thanh toán nhằm hạn chế những bất lợi gây ra đối với nhà xuất khẩu, trong thực tế ít khi người ta (chủ yếu là nhà xuất khẩu) chấp nhận địa điểm thanh toán L/C tại Ngân hàng phát hành.

Chính vì vậy, trong thực tế, hầu hết các L/C đều chỉ định một ngan hàng ở nước ngoài xuất khẩu (gọi là Ngân hàng được chỉ định), thay mặt Ngân hàng phát hành tiếp nhận, kiểm tra và thanh toán L/C cho người thụ hưởng.
 

Thành viên trực tuyến

Top