Thủy Trương
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Vừa qua, Cục Hải quan TPHCM phát hiện 3 lô hàng gạo nhập khẩu và xuất khẩu qua cảng Cát Lái có dấu hiệu gian lận xuất xứ gạo Việt Nam.
Vì thế, cục Hải Quan đã tạm giữ để điều tra làm rõ về việc gian lận xuất xứ gạo, nhằm bảo vệ thương hiệu gạo Việt Nam.
Thu giữ các lô hàng gạo có dấu hiệu gian lận
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1- Cục Hải quan TPHCM, đơn vị này đang tạm giữ hàng chục container gạo nhập khẩu từ Ấn Độ nghi vấn gian lận xuất xứ Việt Nam. Lô hàng này thuộc 2 tờ khai nhập khẩu do một doanh nghiệp tại Hà Nội đăng ký làm thủ tục nhập khẩu qua cảng Cát Lái vào cuối tháng 2 và tháng 3/2021. Theo khai báo trên tờ khai hải quan, lô hàng gạo này có xuất xứ Ấn Độ. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, phát hiện toàn bộ số gạo nhập khẩu được đóng gói 50kg/bao, trên bao bì, nhãn mác thể hiện xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam. Cụ thể, trên bao bì mỗi bao gạo đều ghi rõ tên thương hiệu, địa chỉ nhà máy, địa chỉ doanh nghiệp tại Việt Nam; thành phần gạo 5% tấm...
Từ các thông tin kiểm tra, nghi vấn, có sự giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã lập biên bản chứng nhận, tạm giữ toàn bộ lô hàng để điều tra, xác minh làm rõ.
Cũng liên quan đến doanh nghiệp nhập khẩu gạo nêu trên, tháng 3/2021, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã kiểm tra phát hiện có dấu hiệu gian lận xuất xứ từ lô hàng gạo xuất khẩu thuộc tờ khai số 3038... ngày 4/3/2021. Theo khai báo của doanh nghiệp này, lô gạo xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, qua kiểm tra phát hiện có dấu hiệu gian lận xuất xứ, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tạm dừng thông quan lô hàng này, lập biên bản chứng nhận, tạm giữ để xác minh làm rõ.
Có dấu hiệu giả mạo xuất xứ gạo trắng Việt Nam
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo trong nước hiện đứng ở mức cao, thậm chí có xu hướng tăng lên, trong khi giá gạo xuất khẩu vẫn ở mức tương đối thấp.
Theo ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, thời gian gần đây ngành gạo Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu bị giả mạo xuất xứ của gạo trắng Việt Nam. Cụ thể, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, các loại gạo 5% tấm và 100% tấm nhập khẩu từ Ấn Độ được hưởng thuế suất 0%. Trong khi đó, giá 2 loại gạo này của Ấn Độ chỉ ở mức khoảng 400 USD/tấn và 280 USD/tấn, thấp hơn khoảng 100 USD/tấn so với giá gạo Việt Nam. Do đó, gạo Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam có giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với gạo Việt Nam.
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp có nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, lượng gạo này chủ yếu để làm bánh, bún… do nguồn cung trong nước thiếu hụt. Tuy nhiên, theo lời ông Có, có một số doanh nghiệp của Việt Nam đã nhập khẩu gạo từ thị trường này về để tiêu thụ trong nước một phần đồng thời pha trộn thêm gạo trắng Việt Nam sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với xuất xứ Việt Nam. Ông Có cho biết, một số người mua hàng tại Trung Đông đã phản ánh về việc gạo trắng của Việt Nam gần đây rất xấu, cũ, chất lượng chỉ ở mức tương đương với gạo Ấn Độ. Trước tình hình đó, các khách hàng này đã ngưng mua gạo của Việt Nam vì lo ngại mua phải gạo Ấn Độ mạo danh xuất xứ Việt Nam. Các khách hàng này cũng đưa ra những số liệu về lượng gạo từ Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam để dẫn chứng cho quyết định của mình. Trong khi đó, ông Có cũng nhận được không ít lời mời chào hàng mua gạo Ấn Độ với giá rất rẻ. Cụ thể, giá CIF đối với gạo Indian Swarna 5% tấm tại cảng Hải Phòng là 426 USD và tại cảng Cát Lái là 423 USD/tấn. Đối với gạo IR64 của Ấn Độ, giá CIF lại cảng Hải Phòng và 318 USD và tại cảng Cát Lái là 315 USD/tấn.
Để cứu thị trường gạo trắng Việt Nam, ông Có kiến nghị cần có cơ chế giám sát đối với gạo nhập khẩu để tránh tình trạng nhập nhèm về xuất xứ làm ảnh hưởng tới uy tín của gạo Việt Nam.
Tương tự, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cũng khẳng định việc trộn gạo Ấn Độ vào gạo Việt Nam sau đó dùng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi là hành động cần bị lên án mạnh mẽ. Bởi Việt Nam đã mất rất nhiều năm cải tiến về công nghệ, giống… mới có thể xây dựng được uy tín cho hạt gạo, nhưng hành động này có thể khiến cho mọi nỗ lực đó đều thành “công cốc”.
Ngoài sự vào cuộc ngăn chặn ngay tại cửa khẩu của lực lượng Hải quan, các doanh nghiệp cho rằng, với vai trò là cơ quan chủ quản, Bộ Công Thương cần có giải pháp giám sát chặt chẽ tình trạng này để tránh “một con sâu làm rầu nồi canh”.
Không chỉ giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, gạo Ấn Độ còn được “mông má” để giả một số loại gạo của Việt Nam. Theo chia sẻ của một DN trong ngành gạo, gạo Sa Mơ của Việt Nam có kích thước nhỏ, nhìn bề ngoài rất giống với gạo Swarna 5% tấm của Ấn Độ. Loại gạo này cho cơm xốp, nở, mềm, thơm nhẹ, thích hợp cho các quán cơm chiên, bánh xèo và đã được người tiêu dùng ưa chuộng hơn 15 năm nay.
Theo đó, các DN sau khi nhập khẩu gạo Ấn Độ về sẽ đưa vào máy làm đẹp lại, sau đó đóng bao mới và lấy tên là gạo Sa Mơ của Việt Nam để bán ở trong nước. Nhiều khách hàng của DN này đã phản hồi về việc có một số đơn vị bán gạo Sa Mơ với giá rẻ hơn 500 – 800 đồng/kg. Với mức giá gạo Sa Mơ hiện tại là 13.000 đồng/kg, trong khi gạo Ấn Độ nhập khẩu về và “mông má” lại thì giá cũng chỉ khoảng 11.000 đồng/kg. Như vậy, lợi nhuận chênh lệch từ việc bán gạo Sa Mơ “giả” lên tới 1.500 – 2.000 đồng mỗi kg.
Hy vọng thông tin trên đây sẽ hữu ích với các bạn đọc xuất nhập khẩu./
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
Vì thế, cục Hải Quan đã tạm giữ để điều tra làm rõ về việc gian lận xuất xứ gạo, nhằm bảo vệ thương hiệu gạo Việt Nam.
Thu giữ các lô hàng gạo có dấu hiệu gian lận
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1- Cục Hải quan TPHCM, đơn vị này đang tạm giữ hàng chục container gạo nhập khẩu từ Ấn Độ nghi vấn gian lận xuất xứ Việt Nam. Lô hàng này thuộc 2 tờ khai nhập khẩu do một doanh nghiệp tại Hà Nội đăng ký làm thủ tục nhập khẩu qua cảng Cát Lái vào cuối tháng 2 và tháng 3/2021. Theo khai báo trên tờ khai hải quan, lô hàng gạo này có xuất xứ Ấn Độ. Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, phát hiện toàn bộ số gạo nhập khẩu được đóng gói 50kg/bao, trên bao bì, nhãn mác thể hiện xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam. Cụ thể, trên bao bì mỗi bao gạo đều ghi rõ tên thương hiệu, địa chỉ nhà máy, địa chỉ doanh nghiệp tại Việt Nam; thành phần gạo 5% tấm...
Từ các thông tin kiểm tra, nghi vấn, có sự giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã lập biên bản chứng nhận, tạm giữ toàn bộ lô hàng để điều tra, xác minh làm rõ.
Cũng liên quan đến doanh nghiệp nhập khẩu gạo nêu trên, tháng 3/2021, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã kiểm tra phát hiện có dấu hiệu gian lận xuất xứ từ lô hàng gạo xuất khẩu thuộc tờ khai số 3038... ngày 4/3/2021. Theo khai báo của doanh nghiệp này, lô gạo xuất khẩu có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, qua kiểm tra phát hiện có dấu hiệu gian lận xuất xứ, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tạm dừng thông quan lô hàng này, lập biên bản chứng nhận, tạm giữ để xác minh làm rõ.
Có dấu hiệu giả mạo xuất xứ gạo trắng Việt Nam
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, giá gạo trong nước hiện đứng ở mức cao, thậm chí có xu hướng tăng lên, trong khi giá gạo xuất khẩu vẫn ở mức tương đối thấp.
Theo ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, thời gian gần đây ngành gạo Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu bị giả mạo xuất xứ của gạo trắng Việt Nam. Cụ thể, theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ, các loại gạo 5% tấm và 100% tấm nhập khẩu từ Ấn Độ được hưởng thuế suất 0%. Trong khi đó, giá 2 loại gạo này của Ấn Độ chỉ ở mức khoảng 400 USD/tấn và 280 USD/tấn, thấp hơn khoảng 100 USD/tấn so với giá gạo Việt Nam. Do đó, gạo Ấn Độ nhập khẩu về Việt Nam có giá cạnh tranh hơn rất nhiều so với gạo Việt Nam.
Theo chia sẻ của các doanh nghiệp có nhập khẩu gạo từ Ấn Độ, lượng gạo này chủ yếu để làm bánh, bún… do nguồn cung trong nước thiếu hụt. Tuy nhiên, theo lời ông Có, có một số doanh nghiệp của Việt Nam đã nhập khẩu gạo từ thị trường này về để tiêu thụ trong nước một phần đồng thời pha trộn thêm gạo trắng Việt Nam sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với xuất xứ Việt Nam. Ông Có cho biết, một số người mua hàng tại Trung Đông đã phản ánh về việc gạo trắng của Việt Nam gần đây rất xấu, cũ, chất lượng chỉ ở mức tương đương với gạo Ấn Độ. Trước tình hình đó, các khách hàng này đã ngưng mua gạo của Việt Nam vì lo ngại mua phải gạo Ấn Độ mạo danh xuất xứ Việt Nam. Các khách hàng này cũng đưa ra những số liệu về lượng gạo từ Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam để dẫn chứng cho quyết định của mình. Trong khi đó, ông Có cũng nhận được không ít lời mời chào hàng mua gạo Ấn Độ với giá rất rẻ. Cụ thể, giá CIF đối với gạo Indian Swarna 5% tấm tại cảng Hải Phòng là 426 USD và tại cảng Cát Lái là 423 USD/tấn. Đối với gạo IR64 của Ấn Độ, giá CIF lại cảng Hải Phòng và 318 USD và tại cảng Cát Lái là 315 USD/tấn.
Để cứu thị trường gạo trắng Việt Nam, ông Có kiến nghị cần có cơ chế giám sát đối với gạo nhập khẩu để tránh tình trạng nhập nhèm về xuất xứ làm ảnh hưởng tới uy tín của gạo Việt Nam.
Tương tự, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cũng khẳng định việc trộn gạo Ấn Độ vào gạo Việt Nam sau đó dùng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu đi là hành động cần bị lên án mạnh mẽ. Bởi Việt Nam đã mất rất nhiều năm cải tiến về công nghệ, giống… mới có thể xây dựng được uy tín cho hạt gạo, nhưng hành động này có thể khiến cho mọi nỗ lực đó đều thành “công cốc”.
Ngoài sự vào cuộc ngăn chặn ngay tại cửa khẩu của lực lượng Hải quan, các doanh nghiệp cho rằng, với vai trò là cơ quan chủ quản, Bộ Công Thương cần có giải pháp giám sát chặt chẽ tình trạng này để tránh “một con sâu làm rầu nồi canh”.
Không chỉ giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, gạo Ấn Độ còn được “mông má” để giả một số loại gạo của Việt Nam. Theo chia sẻ của một DN trong ngành gạo, gạo Sa Mơ của Việt Nam có kích thước nhỏ, nhìn bề ngoài rất giống với gạo Swarna 5% tấm của Ấn Độ. Loại gạo này cho cơm xốp, nở, mềm, thơm nhẹ, thích hợp cho các quán cơm chiên, bánh xèo và đã được người tiêu dùng ưa chuộng hơn 15 năm nay.
Theo đó, các DN sau khi nhập khẩu gạo Ấn Độ về sẽ đưa vào máy làm đẹp lại, sau đó đóng bao mới và lấy tên là gạo Sa Mơ của Việt Nam để bán ở trong nước. Nhiều khách hàng của DN này đã phản hồi về việc có một số đơn vị bán gạo Sa Mơ với giá rẻ hơn 500 – 800 đồng/kg. Với mức giá gạo Sa Mơ hiện tại là 13.000 đồng/kg, trong khi gạo Ấn Độ nhập khẩu về và “mông má” lại thì giá cũng chỉ khoảng 11.000 đồng/kg. Như vậy, lợi nhuận chênh lệch từ việc bán gạo Sa Mơ “giả” lên tới 1.500 – 2.000 đồng mỗi kg.
Hy vọng thông tin trên đây sẽ hữu ích với các bạn đọc xuất nhập khẩu./
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
Bài viết liên quan
Bài viết mới