Chia sẻ Dem và Det là gì? Phân biệt Dem, Det và Storage

ozfreight.com

Member
Bài viết
71
Reaction score
0
Dem và Det là gì? Phân biệt Dem, Det và Storage
Ba loại phí Dem, Det Storage là 3 loại phí local charges không nằm trong không phí mặc định của hãng tàu. Chúng sẽ được thu khi có phát sinh. Bài viết dưới đây, thutucxuatnhapkhau.com sẽ phân tích và làm rõ 3 loại phí trên.

1) Dem là gì?
Demurrage Charge (DEM)phí lưu container tại bãi của cảng mà hãng tàu thu khách hàng. Bản chất của phí này là cảng sẽ thu của hãng tàu sau đó hãng tàu sẽ thu khách hàng và đóng lại cho cảng theo thỏa thuận riêng, phí này được tính trên mỗi đơn vị container. Mỗi hãng tàu sẽ có thời gian (ngày) miễn phí cho khách hàng lưu container tại bãi và quá thời hạn thì hãng tàu bắt đầu thu phí khách hàng.
Phí Dem được thu khi nào?
Đối với phí Dem thì sẽ tính từ ngày hết miễn lưu container trong cảng của hãng tàu. Thông thường mức tính phí Dem sẽ theo các khung ngày.
Dem và Det là gì? Phân biệt Dem, Det và Storage

Dem va Det la gi?
Với hàng nhập
Sau khi tàu đến, cảng sẽ phối hợp với hãng tàu dỡ container của bạn lưu tại bãi của cảng và hãng tàu gửi thông báo hàng đến D/O cho bạn đi nhận hàng. Thông thường hãng tàu sẽ cho bạn 1 thời hạn nhất định để chuẩn bị phương tiện kéo container về kho.
Thời hạn này tuỳ hãng tàu thường là 1-7 ngày với container khô, và 1-3 ngày đối với container lạnh. Trong thời hạn này bạn hoàn toàn được miễn phí phí DEM. Nhưng nếu bạn lấy hàng sau thời hạn này thì Phí DEM bắt đầu được tính từ ngày quá hạn đến ngày bạn lấy hàng. Phí này được tính với đơn vị là Tiền/ngày/container (tuỳ chủng loại và kích thước container).
Ví dụ:
Bạn có một lô hàng nhập khẩu máy móc về cảng Cát Lái. Hãng tàu cho bạn DEM 5 ngày (tức 5 ngày kể từ ngày tàu đến hãng tàu không thu phí DEM của bạn). Trên D/O ghi rõ ngày tàu đến và bạn có thể nhận hàng là ngày 01/03/2020. Tức là quá ngày 05/03/2020 bạn sẽ bị tính phí DEM, hãng tàu không miễn phí cho bạn nữa. Tuy nhiên vì một lý do bộ chứng từ bị chậm trễ, không thể làm thủ tục hải quan để nhận hàng. Bạn phải tu chỉnh chứng từ đến ngày 09/03/2020 bạn mới có thể làm xong hải quan để nhận hàng. Do đó bạn phải chịu phí DEM ngày 6,7,8,9 => Chịu phí DEM cho 4 ngày lưu container tại bãi của cảng. Tức là phí này được tính theo phương pháp cộng dồn luỹ tiến.
Với hàng xuất:
Sau khi hãng tàu cấp booking cho bạn, bạn được kéo container đóng hàng và hãng tàu đã định ngày tàu chạy (ETD). Bạn chỉ được hạ (đem container đã đóng hàng ra cảng) trước một thời gian quy định thường là 1-7 ngày hàng khô, 1-3 ngày hàng lạnh. Nếu bạn hạ Container quá sớm thì hãng tàu sẽ charge từ ngày bạn hạ đến ngày tàu chạy trừ đi số ngày được miễn phí. Thường với hàng xuất thì rất ít gặp phải tình trạng tốn phí DEM, bạn sẽ tốn phí này khi bạn bị rớt hàng do thanh lý hải quan trễ và phải đi chuyến sau hoặc do kho bạn quá đầy, tốc độ làm hàng, đầu kéo container không đáp ứng được nhu cầu do đó bạn không thể lưu container của mình tại kho được nữa mà phải kéo container ra cảng.
Ví dụ:
Bạn nhận booking , trên booking ghi ETD 10/03/2020, closing time là 9h sáng ngày 10/03/2020. Hãng tàu cho bạn 7 ngày DEM. Có nghĩa bạn chỉ được hạ container xuống cảng trước 7 ngày so với ngày ETD hãng tàu sẽ không thu phí DEM của bạn, hạ sớm hơn sẽ thu. Tức là bạn chỉ được hạ vào ngày 04/03/2020.
2) Det là gì?
Phí DET được gọi là phí lưu container tại kho. Phí này bạn đóng cho hãng tàu. Tương tự như phí DET, hãng tàu có thời gian miễn phí và thời gian tính phí DET. Phí này được tính theo ngày và tuỳ thuộc chủng loại,kích thước container.
Với hàng nhập
Phí DET được tính từ ngày trả rỗng trễ so với thời gian miễn phí.
Ví dụ:
Tiếp tục ví dụ trên. Tàu đến ngày 01/03/2020. Hãng tàu cho bạn thời gian DEM 5 ngày, DET 7 ngày. Ban lấy hàng ngày 02/03/2020 bạn hoàn toàn không bị tính phí DEM. Sau khi lấy hàng bạn được 7 ngày DET tức là ngày 08/03/2020 bạn phải trả rỗng. Tuy nhiên vì một lý do làm hàng, bạn trả rỗng ngày 10/03/2020. Như vậy bạn đã trễ 2 ngày so với thời gian miễn phí hãng tàu cho bạn.
Với hàng xuất:
Phí DET được tính kể từ ngày hãng tàu cho phép lấy container so với ngày bạn lấy container. Nếu lấy sớm hơn bạn phải trả phí, trễ hơn bạn không bị tính phí DET này.
Ví dụ:
Ví dụ:
Trên booking ghi ngày ETD 10/03/2020, closing time là 9h sáng ngày 01/03/2020. Khách hàng được lấy rỗng trước 10 ngày tàu chạy. Tức là được lấy vào ngày 01/03/2020 (bạn chú ý phải tính luôn ngày ETD nhé). Tuy nhiên vì số lượng hàng lớn, công suất làm hàng chậm, xưởng quá xa,… bạn phải lấy container sớm hơn. Ngày 28/02/2020 bạn phải lấy rỗng mới có thể đóng hàng kịp thời. Như vậy bạn lấy trước 1 ngày so với ngày miễn phí DET của hãng tàu.
Một số hãng tàu sẽ gộp chung thời gian tính phí DEM và DET. Khi gộp chung được gọi là Free Time (Combined free days demurrage; detention). Vì nếu tách riêng DEM và DET sẽ bất tiện và đôi khi bất công với khách hàng. Khi hãng tàu cho bạn Free Time gộp chung giúp bạn cân đối quá trình làm hàng được thuận lợi hơn.
3) Phí Storage charge
Đây là loại phí gây khá nhiều nhầm lẫn và tranh cãi. Vì nó được tách ra từ phí DEM. Tiếp ví dụ trên, bạn nhập hàng và trễ chứng từ. Cảng lúc này đang giữ hàng của bạn. Thời hạn miễn phí DEM đã hết, bạn phải đóng Storage Charge trực tiếp cho cảng. Phí Storage Charge này có thể được gộp hoặc không được gộp trong phí DEM.
Trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, có rất nhiều loại phụ phí khác nhau, trong đó có 3 loại phí Dem, DetStorage cần đặc biệt lưu ý để tránh nhầm lẫn. Nếu các bạn có thắc mắc gì về 3 lại phí trên thì hãy comment dưới bài viết hoặc liên hệ qua hotline: 0972433318 để Oz Việt Nam giải đáp chi tiết cho các bạn.
 

Thành viên trực tuyến

Top