Chia sẻ Điều khoản chất lượng trong hợp đồng ngoại thương

Trường Du

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Chất lượng hàng hóa khi mua bán quốc tế được người bán và người mua thể hiện cụ thể trong Điều khoản chất lượng trong hợp đồng ngoại thương.
Trong điều khoản chất lượng, các bên thường thể hiện thông tin gì? đây là điều mà bất cứ nhà xuất nhập khẩu nào cũng nên biết.

>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?

1.Nội dung về điều khoản chất lượng trong hợp đồng ngoại thương

Điều khoản về phẩm chất là điều khoản phản ánh mặt chất lượng của hàng hóa bao gồm tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất … của hàng hóa.

Đây là điều khoản bổ sung và làm rõ điều khoản tên hàng.

Dưới đây là một số các diễn đạt phổ biến về phẩm chất hàng hóa trong hợp đồng:

– Dựa vào mẫu hàng: Mẫu hàng là 1 đơn vị hàng hóa lấy ra từ lô hàng giao dịch.

Phương pháp xác định phẩm chất hàng hóa dựa vào mẫu hàng chỉ áp dụng cho những hàng hóa phẩm chất ít biến đổi bởi môi trường bên ngoài. Ví dụ thường được áp dụng cho các hợp đồng mua bán gạo, cà phê, lạc nhân, quặng …

– Dựa vào tiêu chuẩn và phẩm cấp:

Tiêu chuẩn là quy định về sự đánh giá chất lượng hoặc các chỉ tiêu về phẩm chất (quốc gia, quốc tế).

Ví dụ: Mô tả phẩm chất máy giặt, có thể ghi: Máy giặt gia dụng, tiêu chuẩn TCVN 8526:2010

– Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng

Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán hàng nông sản, nguyên liệu mà phẩm chất của chúng khó tiêu chuẩn hóa.

+ FAQ: Fair Average Quality (Phẩm chất trung bình khá): người bán từ một địa điểm nhất định phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình quân của cùng loại hàng vẫn thường được gửi từ nơi nào đó trong một thời gian nhất định.

+ GMQ: Good Merchantable Quality (Phẩm chất tiêu thụ tốt): người bán phải giao hàng có phẩm chất thông thường được mua bán trên thị trường mà một khách bình thường sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận được.

+ Good Ordinary Brand (Nhãn hiệu thông thường)

+ Độ lên men thông thường/tốt (Cacao)

Dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu có trong hàng: Quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Thường dùng trong mua bán nguyên liệu, lương thực, thực phẩm. Trong hàm lượng chất chủ yếu, người ta chia làm hai loại: Hàm lượng chất có ích (quy định % min) và hàm lượng chất có hại (quy định % max)

Ví dụ: Đối với mặt hàng phân bón:

Đạm: 46% min

Ẩm độ: 0.5% max

Biuret: 1% max

Dựa vào quy cách phẩm chất của hàng hóa: Quy cách là những chi tiết về mặt chất lượng như công suất, kích cỡ, trọng lượng … của một hàng hóa. Thường dùng trong mua bán các thiết bị, máy móc, công cụ vận tải …

Ví dụ: Thông số kỹ thuật của xe máy Click, hãng Honda:

Động cơ: Xăng, 4 kỳ, 1 xi lanh, cam đơn, làm mát bằng dung dịch

Dung tích xy lanh: 108 cc

Tỷ số nén: 11:1

Công suất tối đa: 6.7 kw/7500 rpm

Mô men cực đại: 9.2 Nm/5500 rpm

– Dựa vào lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa: Quy định số lượng thành phẩm được sản xuất ra từ hàng hóa. Ví dụ: Số lượng dầu lấy được từ hạt có dầu (đỗ tương, vừng, lạc …), số lượng len lấy được từ lông cừu. Thường dùng trong mua bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm.

hop-dong-ngoai-thuong.jpg


– Dựa vào hiện trạng hàng hóa:

Đây là phương pháp mô tả chất lượng hàng hóa dựa vào hiện trạng thực tế của hàng hóa, người bán chỉ chịu trách nhiệm giao hàng theo đúng tên gọi mà không chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng. Vì vậy, cách này được sử dụng trong các trường hợp mua hàng khi tàu đến, hàng bán tại kho, bán hàng thanh lý hoặc khi thị trường thuộc về người bán.

– Dựa vào dung trọng

Dung trọng (natural weight) là trọng lượng tự nhiên của hàng hóa trên một đơn vị thể tích. Phương pháp này áp dụng phổ biến đối với các mặt hàng ngũ cốc, lương thực, thường được sử dụng kết hợp với phương pháp mô tả.

Dựa vào xem hàng trước (hay còn gọi là “đã xem và đồng ý”): Người mua sẽ được quyền xem trước hàng hóa, nếu đồng ý sẽ nhận hàng và thanh toán tiền. Phương pháp này áp dụng cho các mặt hàng như đồ cổ, hàng đấu giá, đồ cũ …

– Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa:

Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ để phân biệt hàng hóa của cơ sở sản xuất này với hàng hóa của cơ sở sản xuất khác. Ví dụ: Xe máy Honda, bột giặt Omo…

– Dựa vào tài liệu kỹ thuật: Tài liệu kỹ thuật gồm bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng và tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng ghi rõ các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm

Phương pháp này thường áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị có nhiều chi tiết lắp ráp

– Dựa vào sự mô tả hàng hóa

Trong hợp đồng sẽ nêu tất cả các đặc điểm về hình dạng, màu sắ, kích cỡ, thông dụng … của sản phẩm. Phương pháp này áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được, thông thường nó được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

Trên đây là thông tin về điều khoản số lượng trong hợp đồng ngoại thương.

Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn học xuất nhập khẩu.
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top