Cao Xuân Linh
New member
- Bài viết
- 23
- Reaction score
- 0
Thời kỳ hội nhập và phát triển sâu rộng càng giúp Việt Nam đẩy mạnh việc trao đổi, buôn bán hàng hóa quốc tế, đặc biệt là hàng trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục xuất khẩu trang thiết bị y tế gặp khá nhiều thách thức, do đây là mặt hàng yêu cầu nhiều loại giấy phép chuyên ngành. Vậy quá trình xuất khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế diễn ra như thế nào? Cần chú ý những gì khi xử lý giấy phép xuất khẩu?… Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết này với Finlogistics nhé!
Điều 42, Khoản 2 của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP quy định về những trường hợp cần phải xin giấy phép xuất khẩu, bao gồm:
Thông tin liên hệ:
Thủ tục xuất khẩu trang thiết bị y tế dựa trên cơ sở pháp lý nào?
Doanh nghiệp muốn làm thủ tục xuất khẩu trang thiết bị y tế cần quan tâm đến những Văn bản pháp luật dưới đây:- Bộ luật Quản lý Ngoại thương (năm 2017)
- Nghị định số 36/2016/NĐ-CP quy định về việc quản lý mặt hàng trang thiết bị y tế
- Nghị định số 169/2018/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung một số điều cho Nghị định số 36/2016/NĐ-CP, quy định về việc quản lý mặt hàng trang thiết bị y tế
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về các bước làm thủ tục Hải Quan; kiểm tra và giám sát Hải Quan; thuế suất xuất nhập khẩu và quản lý thuế phí đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.
Những trường hợp cần có giấy phép làm thủ tục xuất khẩu thiết bị y tế
Giấy phép làm thủ tục xuất khẩu trang thiết bị y tế là văn bản có dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, cho phép các doanh nghiệp có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Thông thường, các trang thiết bị y tế cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện và tiêu chuẩn riêng thì mới được phép vận chuyển và xuất khẩu.Điều 42, Khoản 2 của Nghị định số 36/2016/NĐ-CP quy định về những trường hợp cần phải xin giấy phép xuất khẩu, bao gồm:
- Trang thiết bị y tế có chứa tiền chất dùng để điều chế ma túy
- Nguyên vật liệu dùng để sản xuất trang thiết bị y tế là các tiền chất ma túy
Điều kiện làm thủ tục đối với trang thiết bị y tế xuất khẩu
Đối với trang thiết bị y tế xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải đáp ứng những điều kiện dưới đây để có thể xử lý các bước thủ tục một cách nhanh chóng.Điều kiện đối với trang thiết bị y tế
- Phải có giấy phép xuất khẩu trang thiết bị y tế do Nhà nước cấp phép và Bộ Y tế thẩm quyển.
- Với trang thiết bị y tế thuộc Danh mục hàng xuất khẩu phải được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra theo quy định.
- Trang thiết bị y tế phải được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
- Trang thiết bị y tế có số lưu hành tại Việt Nam sẽ được xuất khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về mặt số lượng và không cần Bộ Y tế phê duyệt (trừ các loại trang thiết bị y tế có chứa tiền chất ma tuý).
Điều kiện đối với doanh nghiệp xuất khẩu
- Doanh nghiệp xuất khẩu trang thiết bị y tế phải được thành lập theo quy định pháp luật về quy mô, đầu tư,…
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc chi nhanh của thương nhân nước ngoài đặt tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện pháp luật trong nước và các cam kết trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Doanh nghiệp nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam hoặc có liên quan là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và các nước có thoả thuận song phương với nước ta (đáp ứng điều kiện pháp luật).
Bộ hồ sơ chi tiết làm thủ tục xuất khẩu trang thiết bị y tế
Bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép làm thủ tục xuất khẩu trang thiết bị y tế được quy định rõ tại Điều 42, Khoản 7, Nghị định số 36/2016/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 169/2018/NĐ-CP, bao gồm:- Văn bản đề nghị (Mẫu số 15 hoặc 16) quy định tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định số 169/2018/NĐ-CP.
- Bản báo cáo nguồn gốc và số lượng trang thiết bị y tế hoặc nguyên vật liệu dùng để sản xuất trang thiết bị y tế có chứa tiền chất ma túy (Mẫu số 04) quy định tại Phụ lục X, ban hành kèm theo Nghị định số 169/2018/NĐ-CP;
- Văn bản cho phép doanh nghiệp nhập khẩu trang thiết bị y tế, nguyên vật liệu sản xuất trang thiết bị y tế có chứa tiền chất ma túy (còn hiệu lực), do Cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Văn bản phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp được miễn theo quy định).
Quy trình các bước thực hiện thủ tục xuất khẩu trang thiết bị y tế
Để hoàn tất các bước thủ tục xuất khẩu trang thiết bị y tế, doanh nghiệp cần phải bảo đảm theo đúng quy trình được ban hành, gồm 4 bước sau:- Bước 1: Sau khi nhận được bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất khẩu, doanh nghiệp nên xem xét nguyên vật liệu sản xuất trang thiết bị y tế đấy có chứa tiền chất ma túy không? Ngoài ra, Bộ Y tế sẽ gửi lại Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho doanh nghiệp theo mẫu sẵn.
- Bước 2: Nếu không sửa đổi hay bổ sung gì, Bộ Y tế sẽ tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu trong vòng 15 ngày làm việc, tính từ ngày có thông báo tiền xuất khẩu. Nếu không, Bộ Y tế sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ.
- Bước 3: Nếu nhận được văn bản đề nghị chỉnh sửa lại hồ sơ xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành bổ sung đầy đủ theo đúng như những nội dung ghi trong văn bản và gửi lại về cho Bộ Y tế.
- Bước 4: Bộ Y tế sẽ hoàn thành việc cấp phép trang thiết bị y tế xuất khẩu theo quy định.
Lưu ý: Sau 60 ngày, tính từ ngày Bộ Y tế gửi văn bản yêu cầu mà phía doanh nghiệp không tiến hành bổ sung hay chỉnh sửa hồ sơ thì sẽ phải thực hiện quy trình lại từ đầu.
Tổng kết
Trên đây là các bước thực hiện thủ tục xuất khẩu trang thiết bị y tế đầy đủ mà Finlogistics muốn gửi cho các doanh nghiệp tham khảo. Vì là một trong những mặt hàng khó, cần xử lý nhiều giấy tờ, chứng từ chuyên ngành nên bạn cần đọc kỹ để thực hiện cho đúng, tránh gây thiếu sót. Nếu bạn vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm để xuất khẩu mặt hàng trang thiết bị y tế, hãy mau chóng liên hệ ngay cho Finlogistics. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi sẽ sớm tư vấn và hỗ trợ bạn chi tiết từ A – Z, với chi phí cạnh tranh nhất!Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0243.68.55555
- Phone/Zalo: 0963.126.995 (Mrs.Loan)
- Email: info@fingroup.vn
Đính kèm
Bài viết liên quan
Bài viết mới