Dừng cấp phép kinh doanh nếu hãng tàu chưa tái xuất rác

Kim Cương

New member
Bài viết
2
Reaction score
1
Bộ Tài chính đã đề nghị đối với Bộ Giao thông vận tải nhằm thực hiện chỉ thị 27 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp cấp bách quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Trong công văn vừa gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Giao thông vận tải thông báo và yêu cầu các hãng tàu vận chuyển hàng hóa là chất thải, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Nếu các hãng tàu không tái xuất rác thải ra khỏi Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét không cho phép hãng tàu được khai thác kinh doanh tại Việt Nam cho đến khi vận chuyển toàn bộ hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Giao thông vận tải nên báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

Sở dĩ có đề nghị này, theo Bộ Tài chính, chỉ đạo của Thủ tướng và các quy định hiện hành nêu rõ: đối với hàng hóa là chất thải, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường thì hãng tàu có trách nhiệm vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Cụ thể, tại chỉ thị 27, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo "kiên quyết buộc tái xuất các lô hàng lợi dụng nhập khẩu phế liệu để đưa chất thải vào Việt Nam".

Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật hải quan, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa gây ô nhiễm môi trường ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính đến cuối tháng 9, cả nước tồn đọng trên 15.000 container phế liệu nhập khẩu đang nằm chủ yếu tại 3 cảng Cát Lái, Hải Phòng và Cái Mép. Tại cảng Cát Lái còn tồn hơn 4.898 container đã quá 90 ngày kể từ ngày hàng cập cảng, trong đó có 2.700 container là phế liệu. Trong số này, cơ quan hải quan đã xác định có 2.500 container phế liệu thuộc diện vô chủ.

Trích báo hải quan Việt Nam
 

Thành viên trực tuyến

Top