Giải quyết tình huống xuất trình chứng từ được phép

Ngô Bảo Lân

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Trường hợp a: L/C quy định người thụ hưởng xuất trình chứng từ cho Ngân hàng xác nhận để được thanh toán, nhưng người thụ hưởng lại xuất trình thẳng cho Ngân hàng phát hành.
Trường hợp b: L/C quy định người thụ hưởng xuất trình chứng từ cho Ngân hàng phát hành để được thanh toán, nhưng người thụ hưởng lại xuất trình trực tiếp cho Ngân hàng xác nhận.
Hỏi trường hợp nào là xuất trình được phép?
Giúp mình với ạ//
 

Đào anh lâm

New member
Bài viết
7
Reaction score
1
Theo khoản a, Điều 6 UCP 600 thì
" Tín dụng phải quy định một ngân hàng mà tại đó tín dụng có giá trị hoặc quy định tín dụng có giá trị tại bất cứ ngân hàng nào. Một tín dụng có giá tị tại Ngân hàng được chỉ định thì cũng có giá trị tại Ngân hàng phát hành".
Căn cứ để trả lời câu hỏi này gồm:

Thứ nhất, xác nhận L/C là một trong hành động được Ngân hàng phát hành chỉ định, nên Ngân hàng xác nhận là một trong những hình thức của Ngân hàng được chỉ định nói chung.

Thứ hai, UCP chỉ quy định "Một tín dụng có giá trị tại Ngân hàng được chỉ định thì cũng có giá trị tại Ngân hàng phát hành" mà không có quy định ngược lại.

Như vậy, chỉ trường hợp a/ mới là xuất trình được phép.
Đối với trường hợp b/ khi nhận được chứng từ xuất trình, Ngân hàng xác nhận có thể chỉ tiếp nhận và chuyển tiếp chứng từ đến Ngân hàng phát hành mà không thực hiện thanh toán hay chiết khấu. Còn nếu Ngân hàng xác nhận thanh toán hay chiết khấu thì phải là miễn truy đòi người thụ hưởng.

Người thụ hưởng cần chú ý: Vì L/C quy định xuất trình cho Ngân hàng phát hành, nên thời hạn hết hạn và địa điểm xuất tình là tại Ngân hàng phát hành, chính vì vậy, nếu bộ chứng từ đến Ngân hàng phát hành muộn thì Ngân hàng phát hành được quyền từ chối thanh toán tại Ngân hàng phát hành rất rủi ro cho người thụ hưởng, nên cần cân nhắc kỹ trước khi chấp nhận nó.
 

Thành viên trực tuyến

Top