Phạm Yến Nhi
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Căn cứ theo Thông tư 82/2021/TT-BTC, quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
Thông tư này quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19.
Đối tượng áp dụng Thông tư 82/2021/TT-BTC
1. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD.
2. Hãng tàu, đại lý hãng tàu.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Người khai hải quan.
5. Cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Quy định về Thông tư 82/2021/TT-BTC như sau:
Điều 3. Cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển
1. Hoạt động khai thác cảng đang chịu ảnh hưởng bởi dịch covid-19 nằm ngoài khả năng khắc phục của cảng.
2. Hàng nhập khẩu tồn bãi đạt trên 90% dung lượng quy hoạch chất xếp hàng nhập khẩu của cảng biển.
3. Được Cảng vụ Hàng hải xác nhận về tình trạng ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc do tác động bởi đồng thời các yếu tố nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cảng biển nơi lưu giữ hàng hóa về tình trạng ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc kèm xác nhận của Cảng vụ Hàng hải nêu tại khoản 3 Điều này.
Điều 4. Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD để lưu giữ
1. Khi có văn bản đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng và xác nhận của Cảng vụ Hàng hải nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Hàng hóa theo tên hàng khai báo trên Hệ thống E-manifest không thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định tại Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp hàng hóa được chuyển cửa khẩu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
b) Hàng hóa nguyên container (không vận chuyển hàng rời).
c) Hàng hóa chưa được đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu.
d) Hàng hóa không thuộc danh sách theo dõi, kiểm tra, xử lý theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển dừng thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu về cảng biển khác, cảng cạn, ICD theo quy định tại Thông tư này khi số lượng container hàng nhập khẩu tồn bãi giảm xuống ở mức 90% dung lượng quy hoạch chất xếp container hàng nhập khẩu của cảng biển.
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD
1. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi:
a) Thực hiện quy định tại Điều 41 Luật Hải quan.
b) Chỉ thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu khi có sự chấp thuận của hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng đã xác lập quyền sở hữu hàng hóa với hãng tàu/đại lý hãng tàu và kế hoạch vận chuyển hàng hóa đã được Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi đồng ý. Toàn bộ lô hàng thuộc cùng một vận tải đơn, cùng thuộc một chủ hàng về cùng một cảng biển, cảng cạn, ICD để lưu giữ hàng hóa.
Thông báo địa điểm lưu giữ hàng hóa vận chuyển đến cho hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng.
Thống nhất với hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng về phương thức, thông tin trao đổi về hàng hóa trước khi vận chuyển hàng hóa.
c) Gửi văn bản nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi.
d) Thông báo kế hoạch vận chuyển hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi chậm nhất trước 15h hàng ngày trước ngày hàng hóa được vận chuyển đi gồm:
d.1) Thông tin về doanh nghiệp đề nghị vận chuyển hàng hóa: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
d.2) Thông tin về doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
d.3) Kế hoạch vận chuyển hàng hóa: Thời gian dự kiến vận chuyển đi, thời gian dự kiến vận chuyển đến, tuyến đường vận chuyển hàng hóa, tên cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến, địa chỉ.
d.4) Thông tin hàng hóa vận chuyển đi: Số vận đơn, số hiệu container, tên hàng, số seal hãng vận tải, số seal hải quan (nếu có), loại phương tiện vận chuyển, biển số phương tiện vận chuyển hàng hóa (nếu có).
đ) Thông báo kế hoạch vận chuyển hàng hóa (gồm các thông tin nêu tại tiết d khoản 1 Điều 5 Thông tư này) đã được Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi phê duyệt cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến chậm nhất 02 giờ kể từ lúc nhận được kết quả phê duyệt của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi.
e) Thực hiện thủ tục vận chuyển hàng hóa theo quy định tại Điều 51b Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau thời gian quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, báo cáo quyết toán bằng văn bản về tình hình thực hiện việc vận chuyển hàng hóa gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý (theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này).
h) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi trong trường hợp hàng hóa vận chuyển gặp sự cố trong quá trình vận chuyển.
i) Trường hợp cảng biển ùn tắc trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển thông báo cho hãng tàu/đại lý hãng tàu về việc thay đổi cảng dỡ hàng, cảng giao hàng.
k) Trường hợp hàng hóa đã được vận chuyển đi nhưng cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện hàng hóa thực tế thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp hàng hóa được chuyển cửa khẩu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) thì doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi phải thực hiện vận chuyển hàng hóa quay lại cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan theo quy định.
l) Trường hợp phát sinh tranh chấp về địa điểm giao hàng, hàng hóa bị hư hỏng, mất mát của chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi có trách nhiệm giải quyết.
2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến:
a) Thực hiện quy định tại Điều 41 Luật Hải quan.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau thời gian quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, báo cáo quyết toán bằng văn bản về tình hình thực hiện việc vận chuyển hàng hóa đến gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý (theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này).
Điều 6. Trách nhiệm của hãng tàu/đại lý hãng tàu
1. Tiếp nhận danh sách hàng hóa dự kiến vận chuyển đi do doanh nghiệp kinh doanh cảng biển gửi đến và thông báo ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho doanh nghiệp kinh doanh cảng biển.
2. Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD trong việc vận chuyển hàng hóa.
3. Đối với lô hàng nhập khẩu đã dỡ tại cảng và được đồng ý vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD để lưu giữ theo quy định tại Thông tư này, hãng tàu/đại lý hãng tàu không phải thực hiện việc khai sửa đổi thông tin cảng đích trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Đối với lô hàng phải thay đổi cảng dỡ hàng do ùn tắc, hãng tàu/đại lý hãng tàu được thực hiện sửa đổi thông tin cảng dỡ hàng, cảng đích trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tàu cập cảng dỡ hàng không bị ùn tắc.
5. Bảo đảm mọi điều kiện cần thiết liên quan đến Hệ thống quản lý của hãng tàu để doanh nghiệp kinh doanh cảng, doanh nghiệp kinh doanh cảng cạn, ICD có liên quan tiếp nhận thông tin hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
1. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi:
a) Kiểm tra thông tin lô hàng có đáp ứng theo yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này để quyết định phê duyệt kế hoạch vận chuyển hàng hóa theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển.
Trường hợp quá 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được kế hoạch vận chuyển hàng hóa nhưng không có ý kiến phản hồi thì được coi là đồng ý kế hoạch vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển.
b) Chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan quản lý cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến và doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD về phương thức trao đổi thông tin kế hoạch vận chuyển hàng hóa đảm bảo nhanh chóng, kịp thời.
c) Chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan quản lý cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến và doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD quản lý, giám sát đối với từng lô hàng từ khi bắt đầu vận chuyển đi đến khi hoàn thành thủ tục xác nhận hàng hóa vận chuyển đến đích.
d) Theo dõi số lượng container hàng nhập khẩu tồn bãi để chủ động thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng biển về việc dừng thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu về cảng biển khác, cảng cạn, ICD theo quy định khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến:
a) Tiếp nhận kế hoạch vận chuyển hàng hóa đã được phê duyệt do doanh nghiệp kinh doanh cảng biển gửi đến.
b) Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và thực hiện thủ tục hải quan đối với các lô hàng được vận chuyển đến lưu giữ tại cảng biển, cảng cạn, ICD theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Trường hợp sau khi hàng hóa vận chuyển đến phát sinh tồn đọng thì giao Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố có liên quan xử lý theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 8. Quyền, trách nhiệm của người khai hải quan
Người khai hải quan được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các nghĩa vụ trách nhiệm có liên quan quy định của pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển đến cảng biển khác, cảng cạn, ICD để lưu giữ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này áp dụng trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và đến thời điểm sau 15 ngày kể từ ngày tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa vận chuyển đi kết thúc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Trường hợp các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
Thông tư này quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch covid-19.
Đối tượng áp dụng Thông tư 82/2021/TT-BTC
1. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD.
2. Hãng tàu, đại lý hãng tàu.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Người khai hải quan.
5. Cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
Quy định về Thông tư 82/2021/TT-BTC như sau:
Điều 3. Cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu ùn tắc hoặc có nguy cơ ùn tắc tại cảng biển
1. Hoạt động khai thác cảng đang chịu ảnh hưởng bởi dịch covid-19 nằm ngoài khả năng khắc phục của cảng.
2. Hàng nhập khẩu tồn bãi đạt trên 90% dung lượng quy hoạch chất xếp hàng nhập khẩu của cảng biển.
3. Được Cảng vụ Hàng hải xác nhận về tình trạng ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc do tác động bởi đồng thời các yếu tố nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cảng biển nơi lưu giữ hàng hóa về tình trạng ùn tắc hoặc nguy cơ ùn tắc kèm xác nhận của Cảng vụ Hàng hải nêu tại khoản 3 Điều này.
Điều 4. Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD để lưu giữ
1. Khi có văn bản đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng và xác nhận của Cảng vụ Hàng hải nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này thì hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
a) Hàng hóa theo tên hàng khai báo trên Hệ thống E-manifest không thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo quy định tại Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp hàng hóa được chuyển cửa khẩu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
b) Hàng hóa nguyên container (không vận chuyển hàng rời).
c) Hàng hóa chưa được đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu.
d) Hàng hóa không thuộc danh sách theo dõi, kiểm tra, xử lý theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển dừng thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu về cảng biển khác, cảng cạn, ICD theo quy định tại Thông tư này khi số lượng container hàng nhập khẩu tồn bãi giảm xuống ở mức 90% dung lượng quy hoạch chất xếp container hàng nhập khẩu của cảng biển.
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD
1. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi:
a) Thực hiện quy định tại Điều 41 Luật Hải quan.
b) Chỉ thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu khi có sự chấp thuận của hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng đã xác lập quyền sở hữu hàng hóa với hãng tàu/đại lý hãng tàu và kế hoạch vận chuyển hàng hóa đã được Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi đồng ý. Toàn bộ lô hàng thuộc cùng một vận tải đơn, cùng thuộc một chủ hàng về cùng một cảng biển, cảng cạn, ICD để lưu giữ hàng hóa.
Thông báo địa điểm lưu giữ hàng hóa vận chuyển đến cho hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng.
Thống nhất với hãng tàu/đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng về phương thức, thông tin trao đổi về hàng hóa trước khi vận chuyển hàng hóa.
c) Gửi văn bản nêu tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi.
d) Thông báo kế hoạch vận chuyển hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi chậm nhất trước 15h hàng ngày trước ngày hàng hóa được vận chuyển đi gồm:
d.1) Thông tin về doanh nghiệp đề nghị vận chuyển hàng hóa: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
d.2) Thông tin về doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa: Tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, số fax.
d.3) Kế hoạch vận chuyển hàng hóa: Thời gian dự kiến vận chuyển đi, thời gian dự kiến vận chuyển đến, tuyến đường vận chuyển hàng hóa, tên cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến, địa chỉ.
d.4) Thông tin hàng hóa vận chuyển đi: Số vận đơn, số hiệu container, tên hàng, số seal hãng vận tải, số seal hải quan (nếu có), loại phương tiện vận chuyển, biển số phương tiện vận chuyển hàng hóa (nếu có).
đ) Thông báo kế hoạch vận chuyển hàng hóa (gồm các thông tin nêu tại tiết d khoản 1 Điều 5 Thông tư này) đã được Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi phê duyệt cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến chậm nhất 02 giờ kể từ lúc nhận được kết quả phê duyệt của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi.
e) Thực hiện thủ tục vận chuyển hàng hóa theo quy định tại Điều 51b Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau thời gian quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, báo cáo quyết toán bằng văn bản về tình hình thực hiện việc vận chuyển hàng hóa gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý (theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này).
h) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi trong trường hợp hàng hóa vận chuyển gặp sự cố trong quá trình vận chuyển.
i) Trường hợp cảng biển ùn tắc trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển thông báo cho hãng tàu/đại lý hãng tàu về việc thay đổi cảng dỡ hàng, cảng giao hàng.
k) Trường hợp hàng hóa đã được vận chuyển đi nhưng cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện hàng hóa thực tế thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập theo Quyết định số 23/2019/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ (trừ trường hợp hàng hóa được chuyển cửa khẩu theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) thì doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi phải thực hiện vận chuyển hàng hóa quay lại cửa khẩu nhập để làm thủ tục hải quan theo quy định.
l) Trường hợp phát sinh tranh chấp về địa điểm giao hàng, hàng hóa bị hư hỏng, mất mát của chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi có trách nhiệm giải quyết.
2. Doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến:
a) Thực hiện quy định tại Điều 41 Luật Hải quan.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau thời gian quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, báo cáo quyết toán bằng văn bản về tình hình thực hiện việc vận chuyển hàng hóa đến gửi Chi cục Hải quan nơi quản lý (theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm Thông tư này).
Điều 6. Trách nhiệm của hãng tàu/đại lý hãng tàu
1. Tiếp nhận danh sách hàng hóa dự kiến vận chuyển đi do doanh nghiệp kinh doanh cảng biển gửi đến và thông báo ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cho doanh nghiệp kinh doanh cảng biển.
2. Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD trong việc vận chuyển hàng hóa.
3. Đối với lô hàng nhập khẩu đã dỡ tại cảng và được đồng ý vận chuyển về cảng biển khác, cảng cạn, ICD để lưu giữ theo quy định tại Thông tư này, hãng tàu/đại lý hãng tàu không phải thực hiện việc khai sửa đổi thông tin cảng đích trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Đối với lô hàng phải thay đổi cảng dỡ hàng do ùn tắc, hãng tàu/đại lý hãng tàu được thực hiện sửa đổi thông tin cảng dỡ hàng, cảng đích trên Cổng thông tin một cửa quốc gia trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tàu cập cảng dỡ hàng không bị ùn tắc.
5. Bảo đảm mọi điều kiện cần thiết liên quan đến Hệ thống quản lý của hãng tàu để doanh nghiệp kinh doanh cảng, doanh nghiệp kinh doanh cảng cạn, ICD có liên quan tiếp nhận thông tin hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan hải quan
1. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi:
a) Kiểm tra thông tin lô hàng có đáp ứng theo yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này để quyết định phê duyệt kế hoạch vận chuyển hàng hóa theo đề nghị của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển.
Trường hợp quá 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được kế hoạch vận chuyển hàng hóa nhưng không có ý kiến phản hồi thì được coi là đồng ý kế hoạch vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp kinh doanh cảng biển.
b) Chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan quản lý cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến và doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD về phương thức trao đổi thông tin kế hoạch vận chuyển hàng hóa đảm bảo nhanh chóng, kịp thời.
c) Chủ trì, phối hợp với Chi cục Hải quan quản lý cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến và doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, cảng cạn, ICD quản lý, giám sát đối với từng lô hàng từ khi bắt đầu vận chuyển đi đến khi hoàn thành thủ tục xác nhận hàng hóa vận chuyển đến đích.
d) Theo dõi số lượng container hàng nhập khẩu tồn bãi để chủ động thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh cảng biển về việc dừng thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu về cảng biển khác, cảng cạn, ICD theo quy định khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý cảng biển, cảng cạn, ICD nơi hàng hóa vận chuyển đến:
a) Tiếp nhận kế hoạch vận chuyển hàng hóa đã được phê duyệt do doanh nghiệp kinh doanh cảng biển gửi đến.
b) Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và thực hiện thủ tục hải quan đối với các lô hàng được vận chuyển đến lưu giữ tại cảng biển, cảng cạn, ICD theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Trường hợp sau khi hàng hóa vận chuyển đến phát sinh tồn đọng thì giao Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố có liên quan xử lý theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 8. Quyền, trách nhiệm của người khai hải quan
Người khai hải quan được thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các nghĩa vụ trách nhiệm có liên quan quy định của pháp luật.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại cảng biển được vận chuyển đến cảng biển khác, cảng cạn, ICD để lưu giữ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này áp dụng trong thời gian thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và đến thời điểm sau 15 ngày kể từ ngày tỉnh, thành phố nơi có hàng hóa vận chuyển đi kết thúc áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Trường hợp các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới