Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu

Bài viết
1
Reaction score
0
Thực hiện Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra theo các bước sau:

1.Tìm kiếm thị trường, nguồn hàng để xuất nhập khẩu

Bạn đã có sẵn đối tác để tiến hành các thương vụ đầu tiên hay chưa? Việc tìm kiếm đối tác tiềm năng sẽ được tiến hành như thế nào? Nếu đã có mộ số lượng đối tác nhất định bạn vẫn nên chú ý tìm kiếm để mở rộng thêm danh sách đối tác, tránh việc quá phụ thuộc vào các đối tác hiện có.

Nếu đã có thông tin liên hệ của một vài đối tác, lúc này bạn bắt đầu bước giao dịch đầu tiên để hai bên trao đổi những thông tin cơ bản nhất. Bên mua có thể phải Hỏi hàng nhiều nhà cung cấp khác nhau để có sự so sánh. Bên bán có thể phải Báo giá cho rất nhiều đối tác tiềm năng trước khi có được đơn hàng đầu tiên.

- Hàng hóa so với yêu cầu mua hàng

- Giá cả so với khả năng chi trả

- Thanh toán sớm hay muộn, theo phương thức nào?

- Giao hàng sớm hay muộn

Khi hỏi hàng bên mua thường cân đối giữa các yếu tố trên để đưa ra quyết định sẽ đặt hàng với nhà cung cấp nào do đó bên bán cũng cần đặc biệt chú trọng để đưa ra được báo giá cạnh tranh nhất.

2.Tính toán chi phí, giá thành cho lô hàng

Đối với nhân viên Sales xuất khẩu, bạn phải tính được giá thành cho lô hàng từ giá vốn sản xuất/ thu mua và các chi phí bán hàng (thuế xuất khẩu, cước vận tải, lãi dự tính…)

Mục đích của việc tính toán là để biết mình sẽ bán lô hàng với giá bao nhiêu, từ đó quyết đinh báo giá cho đối tác.

Công thức sau cho phép bạn tính ra giá bán cuối cùng cho lô hàng xuất khẩu (bao gồm mọi chí phí phát sinh) để bạn báo giá cho bên đối tác tiềm năng.

INV = C + f1 + X + F + I + N + VAT + f2^1 +…

[Tùy theo điều kiện Incoterms được áp dụng mà các số hạng của phép tính trên =0 hoặc >0 đối với người xuất khẩu]

Trong đó:

INV: Giá trị Invoice (là doanh thu mong muốn của người xuất khẩu)

C: Giá vốn hàng hóa sau khi sản xuất (giá trị hàng đặt tại kho của người xuất khẩu)

f1: Các chi phí phát sinh tại nội địa nước xuất khẩu (f1 = 0 nếu bán theo EXW);

X: Thuế xuất khẩu (X=0 nếu bán theo điều kiện EXW);

F: Cước vận tải quốc tế (nếu bên bán phải thuê vận tải)

I: Phí bảo hiểm (nếu bên bán phải mua bảo hiểm);

N: Thuế nhập khẩu (nếu bán theo điều kiện DDP)

VAT: Thuế giá trị gia tăng (nếu bán theo điều kiện DDP)

f2: Các chi phí phát sinh tại nội địa nước nhập khẩu (nếu bán theo điều kiện DAP/DDP)

Các khoản khác như lãi vay, lãi dự tính, phí ngân hàng …

Để thực hiện phép tính trên bạn cần công thức tính toán Chi phí vận tải (F), Thuế xuất khẩu (X), Thuế nhập khẩu (N) và thuế giá trị gia tăng (VAT.

Ngược lại đối với nhân viên Purchasing nhập khẩu, ban phải tính được giá thành cho lô hàng nhập khẩu từ giá được báo và các chi phí mua hàng (thuế nhập khẩu, cước vận tải, lãi vay …). Mục đích của việc tính toán là để biết mình sẽ mất bao nhiêu tiền để mua được hàng, từ đó ra quyết định đặt hàng với nhà cung cấp.

Công thức này cho phép bạn tính ra giá mua cuối cùng cho lô hàng nhập khẩu (bao gồm mọi chi phí phát sinh) để bạn quyết định đặt hàng với nhà cung cấp

INV + f1 + X + F + I + N + VAT + f2 + … = DDP

[Tùy theo điều kiện Incoterms được áp dụng mà các số hạng của phép tính trên =0 hoặc >0 đối với người nhập khẩu]

Trong đó:

INV: Giá trị lô hàng dự tính trong chứng từ (là giá bên bán thể hiện trong báo giá)

f1: Các chi phí phát sinh tại nội địa nước xuất khẩu (f1 = 0 nếu mua theo EXW);

X: Thuế xuất khẩu (X=0 nếu bán theo điều kiện EXW);

F: Cước vận tải quốc tế (nếu bên mua phải thuê vận tải)

I: Phí bảo hiểm (nếu bên mua phải mua bảo hiểm);

N: Thuế nhập khẩu (N = 0 nếu mua theo điều kiện DDP)

VAT: Thuế giá trị gia tăng (VAT = 0 nếu mua theo điều kiện DDP)

f2: Các chi phí phát sinh tại nội địa nước nhập khẩu (f2 = 0 nếu mua theo điều kiện DAP/DDP)

Các khoản khác như lãi vay, lãi dự tính, phí ngân hàng …

DDP: Tổng giá trị hàng hóa khi đưa được về đến kho của người nhập khẩu.

Để thực hiện phép tính trên bạn cần công thức tính toán Chi phí vận tải (F), Thuế xuất khẩu (X), Thuế nhập khẩu (N) và Thuế giá trị gia tăng (VAT).

3. Đàm phán và ký kết hợp đồng

Song song với công việc tính toán giá thành cho lô hàng, người Sales và Purchasing có thể tiến hành đàm phán với đối tác để có được các điều khoản có lợi cho mình trong hợp đồng ngoại thương. Để đàm phán hiệu quả các bên phải nắm rõ lợi thế/ bất lợi của mình so với các đối thủ cạnh tranh cũng như so với đối tác.

Ví dụ: Nếu không cần giao hàng gấp bạn có thể đề nghị giao hàng muộn nhưng được giảm giá; nếu có thể thanh toán tiền sớm hoặc thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng bạn cũng có thể đề nghị giảm giá.

Sau khi đạt được sự cân đối giữa 04 yếu tố quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng là hàng hóa, giá cả, thời gian giao hàng thì hai bên sẽ chốt đơn hàng và tiến hành ký kết hợp đồng theo các điều khoản đã đàm phán.

>>>>>> Tham khảo thêm: Lộ trình học xuất nhập khẩu thực tế cho người mới bắt đầu
 
Sửa lần cuối:

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top