Để kiểm soát chặt chẽ hàng quá cảnh qua các cửa khẩu cảng biển, sân bay, các chi cục hải quan cửa khẩu – Cục Hải quan TPHCM đang triển khai nhiều giải pháp để quản lý loại hình này.
Kiểm soát chặt chẽ hàng quá cảnh
Theo Cục Hải quan TPHCM, với lưu lượng hàng hoá quá cảnh lớn, trong thời gian vừa qua, các chi cục hải quan cửa khẩu- Cục Hải quan TPHCM luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Song song đó, để đảm bảo công tác quản lý hàng quá cảnh và tăng cường công tác chống buôn lậu tránh để các đối tượng lợi dụng loại hình hàng quá cảnh để thẩm lậu vào thị trường nội địa.
Thời gian gần đây, qua công tác giám sát, kiểm soát hải quan, các chi cục đã chuyển kiểm tra thực tế hàng hoá một số trường hợp hàng quá cảnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm, như: hàng không khai báo, khai báo sai tên hàng, số lượng, mã số, giả mạo xuất xứ, hàng giả…
Tại cảng Cát Lái, năm 2020, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 làm thủ tục thông quan gần 46.000 tờ khai hàng quá cảnh, trong đó thực hiện kiểm tra thực tế 339 tờ khai có dấu hiệu nghi vấn, phát hiện 106 tờ khai vi phạm.
Đối với cửa khẩu hàng không, theo ông Bùi Lê Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hàng quá cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiếm tỷ trọng không nhiều, trong năm 2020 Chi cục làm thủ tục cho khoảng trên 3.600 tờ khai hàng quá cảnh. Tuy nhiên, đặc thù của loại hình hàng hoá quá cảnh, với đa dạng mặt hàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, doanh nghiệp sẽ lợi dụng sự thông thoáng, khai báo hàng hoá đơn giản, không ảnh hưởng đến chính sách thuế, không bị điều chỉnh bởi chính sách quản lý chuyên ngành… nhằm gian lận.
Để quản lý hiệu quả loại hình hàng quá cảnh, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã triển khai và tăng cường nhiều giải pháp giám sát, kiểm soát đối với loại hình này. Trong đó, đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan, văn bản pháp luật quy định hiện hành đối với loại hình quá cảnh.
Tổ chức thu thập, xử lý thông tin liên quan đến các lô hàng quá cảnh, chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nhằm tăng cường phát hiện các dấu hiệu vi phạm, lợi dụng hoạt động quá cảnh để buôn lậu, gian lận thương mại trong quá trình làm thủ tục hải quan trên địa bàn. Đồng thời, đơn vị phối hợp, trao đổi chia sẻ thông tin với các lực lượng chống buôn lậu trong và ngoài ngành, cùng với các chi cục hải quan cửa khẩu xuất để giám sát, kiểm soát hàng hoá theo đúng quy định.
Chỉ tính riêng trong 2 năm 2019 và 2020, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 53 vụ việc liên quan đến hàng quá cảnh. Hầu hết các doanh nghiệp bị xử phạt về hành vi khai báo sai về tên hàng, số lượng, xuất xứ…
Kiến nghị khắc phục những bất cập
Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, do mức xử phạt cao nhất cho các hành vi vi phạm về hàng quá cảnh là 4.000.000 đồng và không có hình phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả. Chính vì vậy, doanh nghiệp có tâm lý dù bị phạt nhưng hàng hoá vẫn được thông quan nên cơ quan Hải quan có phát hiện và xử phạt thì tính răn đe chưa cao. Một số trường hợp vẫn không tuân thủ pháp luật, tiếp tục tái phạm.
Mặt khác, quy định của pháp luật về vấn đề sở hữu trí tuệ còn chưa rõ ràng. Cụ thể, khoản 3 Điều 73 Luật Hải quan quy định không áp dụng sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa quá cảnh. Tuy nhiên, Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lại cho phép cơ quan Hải quan xử phạt về các hành vi quá cảnh hàng hóa liên quan đến sở hữu trí tuệ, như: Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí; xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp…
Để quản lý chặt chẽ loại hình hàng quá cảnh, ngoài việc giám sát bằng seal định vị điện tử các chi cục hải quan kiến nghị các bộ, ban ngành liên quan sớm ban hành các quy định bắt buộc các chủ phương tiện vận tải lắp thiết bị theo dõi hành trình đối với phương tiện vận tải đường bộ và có cơ chế chia sẻ thông tin với cơ quan Hải quan trong việc vận chuyển hàng hoá quá cảnh đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan thông qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Quản lý việc cấp giấy phép những mặt hàng thuộc diện phải cấp phép hàng quá cảnh của Bộ Công Thương trên Hệ thống một cửa Quốc gia để tiện việc đối chiếu cập nhật.
Bên cạnh các kiến nghị, Cục Hải quan TPHCM yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng quá cảnh cần chủ động phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra seal vì doanh nghiệp là người vận chuyển có trách nhiệm vận chuyển và giao hàng cho người nhận. Trường hợp sai seal, đứt seal, mất seal, phải thông báo cho công chức hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng biết để phối hợp xử lý. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.
Đặc biệt, doanh nghiệp không được di chuyển phương tiện sang cảng khác để xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn hàng hóa; không neo đậu, dừng phương tiện để xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh vận chuyển hàng hóa khác chung với hàng hóa quá cảnh, hoặc di chuyển phương tiện vận tải sang cảng khác, dừng phương tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh để xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn hàng hóa, doanh nghiệp có văn bản gửi Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính xem xét, giải quyết.
Kiểm soát chặt chẽ hàng quá cảnh
Theo Cục Hải quan TPHCM, với lưu lượng hàng hoá quá cảnh lớn, trong thời gian vừa qua, các chi cục hải quan cửa khẩu- Cục Hải quan TPHCM luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Song song đó, để đảm bảo công tác quản lý hàng quá cảnh và tăng cường công tác chống buôn lậu tránh để các đối tượng lợi dụng loại hình hàng quá cảnh để thẩm lậu vào thị trường nội địa.
Thời gian gần đây, qua công tác giám sát, kiểm soát hải quan, các chi cục đã chuyển kiểm tra thực tế hàng hoá một số trường hợp hàng quá cảnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật và đã phát hiện nhiều hành vi vi phạm, như: hàng không khai báo, khai báo sai tên hàng, số lượng, mã số, giả mạo xuất xứ, hàng giả…
Tại cảng Cát Lái, năm 2020, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 làm thủ tục thông quan gần 46.000 tờ khai hàng quá cảnh, trong đó thực hiện kiểm tra thực tế 339 tờ khai có dấu hiệu nghi vấn, phát hiện 106 tờ khai vi phạm.
Đối với cửa khẩu hàng không, theo ông Bùi Lê Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, hàng quá cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chiếm tỷ trọng không nhiều, trong năm 2020 Chi cục làm thủ tục cho khoảng trên 3.600 tờ khai hàng quá cảnh. Tuy nhiên, đặc thù của loại hình hàng hoá quá cảnh, với đa dạng mặt hàng, tiềm ẩn nhiều rủi ro, doanh nghiệp sẽ lợi dụng sự thông thoáng, khai báo hàng hoá đơn giản, không ảnh hưởng đến chính sách thuế, không bị điều chỉnh bởi chính sách quản lý chuyên ngành… nhằm gian lận.
Để quản lý hiệu quả loại hình hàng quá cảnh, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã triển khai và tăng cường nhiều giải pháp giám sát, kiểm soát đối với loại hình này. Trong đó, đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy trình nghiệp vụ về thủ tục hải quan, văn bản pháp luật quy định hiện hành đối với loại hình quá cảnh.
Tổ chức thu thập, xử lý thông tin liên quan đến các lô hàng quá cảnh, chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan nhằm tăng cường phát hiện các dấu hiệu vi phạm, lợi dụng hoạt động quá cảnh để buôn lậu, gian lận thương mại trong quá trình làm thủ tục hải quan trên địa bàn. Đồng thời, đơn vị phối hợp, trao đổi chia sẻ thông tin với các lực lượng chống buôn lậu trong và ngoài ngành, cùng với các chi cục hải quan cửa khẩu xuất để giám sát, kiểm soát hàng hoá theo đúng quy định.
Chỉ tính riêng trong 2 năm 2019 và 2020, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 53 vụ việc liên quan đến hàng quá cảnh. Hầu hết các doanh nghiệp bị xử phạt về hành vi khai báo sai về tên hàng, số lượng, xuất xứ…
Kiến nghị khắc phục những bất cập
Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, do mức xử phạt cao nhất cho các hành vi vi phạm về hàng quá cảnh là 4.000.000 đồng và không có hình phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả. Chính vì vậy, doanh nghiệp có tâm lý dù bị phạt nhưng hàng hoá vẫn được thông quan nên cơ quan Hải quan có phát hiện và xử phạt thì tính răn đe chưa cao. Một số trường hợp vẫn không tuân thủ pháp luật, tiếp tục tái phạm.
Mặt khác, quy định của pháp luật về vấn đề sở hữu trí tuệ còn chưa rõ ràng. Cụ thể, khoản 3 Điều 73 Luật Hải quan quy định không áp dụng sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa quá cảnh. Tuy nhiên, Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lại cho phép cơ quan Hải quan xử phạt về các hành vi quá cảnh hàng hóa liên quan đến sở hữu trí tuệ, như: Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí; xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp…
Để quản lý chặt chẽ loại hình hàng quá cảnh, ngoài việc giám sát bằng seal định vị điện tử các chi cục hải quan kiến nghị các bộ, ban ngành liên quan sớm ban hành các quy định bắt buộc các chủ phương tiện vận tải lắp thiết bị theo dõi hành trình đối với phương tiện vận tải đường bộ và có cơ chế chia sẻ thông tin với cơ quan Hải quan trong việc vận chuyển hàng hoá quá cảnh đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan thông qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Quản lý việc cấp giấy phép những mặt hàng thuộc diện phải cấp phép hàng quá cảnh của Bộ Công Thương trên Hệ thống một cửa Quốc gia để tiện việc đối chiếu cập nhật.
Bên cạnh các kiến nghị, Cục Hải quan TPHCM yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng quá cảnh cần chủ động phối hợp với doanh nghiệp kiểm tra seal vì doanh nghiệp là người vận chuyển có trách nhiệm vận chuyển và giao hàng cho người nhận. Trường hợp sai seal, đứt seal, mất seal, phải thông báo cho công chức hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng biết để phối hợp xử lý. Ngoài ra, doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định về việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.
Đặc biệt, doanh nghiệp không được di chuyển phương tiện sang cảng khác để xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn hàng hóa; không neo đậu, dừng phương tiện để xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh vận chuyển hàng hóa khác chung với hàng hóa quá cảnh, hoặc di chuyển phương tiện vận tải sang cảng khác, dừng phương tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh để xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn hàng hóa, doanh nghiệp có văn bản gửi Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính xem xét, giải quyết.
Bài viết liên quan
Bài viết mới