Đọc báo giùm bạn Hàng rào phi thuế quan là gì? Tác động của các rào cản phi thuế quan tới xuất khẩu ở Việt Nam.

Xoanvpccnh165

New member
Bài viết
10
Reaction score
0
Các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan ngày càng được nhiều nước trên thế giới sử dụng, đặc biệt là các nước phát triển, trong đó có nhiều nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Vậy hàng rào phi thuế quan là gì và có tác động như thế nào tới xuất khẩu ở Việt Nam? Hãy cùng Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

>>>> Xem thêm: Công chứng ngoài trụ sở tại Hà Nội

1. Các rào cản phi thuế quan
1.1 Giấy phép nhập khẩu

Mặc dù hiện nay các nước ít sử dụng giấy phép nhập khẩu hơn so với trước đây nhưng các cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu vẫn được Luật thương mại quốc tế điều chỉnh. Luật thương mại quốc tế quy định các cơ chế này phải đơn giản rõ ràng và minh bạch ví dụ quy định Chính phủ các nước phải công bố thông tin đầy đủ để người kinh doanh có thể biết vì sao cần xin phép và xin như thế nào; quy định rõ cách thức xử lý các đơn xin cấp phép nhập khẩu. WTO có Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu (Hiệp định cấp phép)
Hiệp định cấp phép quy định một số giấy phép phải được cấp tự động khi đơn xin phép đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định các tiêu chí áp dụng trong trường hợp này sao cho các thủ tục được áp dụng không gây hạn chế đối với thương mại (Điều 2), một số loại giấy phép khác không được cấp tự động (Điều 3), nhằm mục đích giảm thiểu gánh nặng mà các thủ tục xin cấp phép gây ra đối với các nhà nhập khẩu Làm sao để việc quản lý cơ chế cấp phép không tự nó góp phần hạn chế hoặc gây sai lệch trong hoạt động nhập khẩu. Các cơ quan hữu quan không được xem xét một đơn xin phép quá 30 ngày hoặc 60 ngày nếu tất cả các đơn xin phép được xét cùng một lúc.

View attachment 12

1.2 Các quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa

Luật thương mại quốc tế có quy định về việc xác định trị giá hải quan nhằm mục đích giúp các quốc gia xây dựng hệ thống các phương pháp chuẩn để xác định trị giá hải quan của hàng hóa một cách công bằng, thống nhất và khách quan, phù hợp với các thực tiễn thương mại quốc tế và ngăn cấm việc sử dụng những phương pháp xác định giá hàng hóa tùy tiện.
WTO có Hiệp định trị giá hải quan (Hiệp định CVA) và đưa ra hàng loạt các quy định về định giá hải quan, đồng thời mở rộng và làm rõ những điều khoản tương đương có trong Hiệp định GATT ban đầu .
Vấn đề xác định trị giá của mặt hàng phải chịu thuế sẽ trở nên quan trọng khi nước nhập khẩu tính thuế quan theo trị giá sản phẩm. Hiệp định CVA đã đưa ra hệ thống các quy tắc định giá thuế dựa trên các tiêu chuẩn công bằng có tính đến các tập quán thương mại quốc tế. Quy tắc cơ bản được dùng để xác định trị giá hải quan là xác định mức thuế trên cơ sở giá trị giao dịch mà người nhập khẩu đã chấp nhận khi mua hàng. Tuy nhiên Hiệp định CVA cũng cho phép cơ quan tình thuế có thể từ chối giá trị giao dịch này khi họ có lý do để nghi ngờ giá trị tính thuế do người nhập khẩu khai báo hoặc những chứng từ sản phẩm do người nhập khẩu nộp là không chính xác hoặc không đúng sự thật.
Đồng thời, Hiệp định CVA đưa ra 5 phương pháp xác định trị giá hàng hóa khác để cơ quan tìm thấy dựa vào đó xác định giá trị tính thuế. Các phương pháp này được áp dụng theo trật tự liền liên tiếp hợp lý. Chỉ trong trường hợp cơ quan tính thuế không thể áp dụng phương pháp thứ nhất thì mới áp dụng phương pháp chuyển tiếp. Thứ tự của các phương pháp này như sau 1 - trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt; 2 - tỷ giá giao dịch của hàng hóa tương tự; 3 - Trị giá khấu trừ; 4 - Trị giá theo tính toán; 5 - Trị giá theo suy luận hợp lý.

>>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ trọn gói từ A - Z

1.3 Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng
Người sử dụng dịch vụ giám kiểm hàng hóa (Chính phủ) phải làm sao để các cơ quan này tiến hành giám định hàng hóa một cách không phân biệt đối xử và minh bạch, bảo vệ được thông tin mật về thương mại, tránh nhũng chậm chễ không đáng có, tuân thủ những quy định cụ thể về giám định giá cả và tránh xung đột lợi ích.
Đặc biệt, các nước xuất khẩu là thành viên của WTO phải có nghĩa vụ không áp dụng một cách phân biệt đối xử luật lệ và quy định trong nước đối với những "người sử dụng dịch vụ", công bố không chậm trễ các luật lệ và quy định về việc này và hỗ trợ về mặt kỹ thuật khi được yêu cầu.

1.4 Các quy tắc xuất xứ.

Các quy tắc xuất xứ là các tiêu chí được áp dụng để xác định nơi mà sản phẩm được sản xuất. các quy tắc này là yếu tố cơ bản đối với các luật lệ thương mại bởi vì có một số biện pháp dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu hạn ngạch, thuế quan, biện pháp ưu đãi, đại biện pháp chống bán phá giá, thuế đối kháng,.... các quy tắc xuất xứ cũng được dùng để thống kê thương mại và tạo các nhãn mác dán trên sản phẩm.
Luật thương mại quốc tế về các quy tắc xuất xứ buộc các nước phải làm sao để các quy tắc xuất xứ của họ đảm bảo được tính minh bạch, không hạn chế, bóp méo hoặc làm rối loạn hoạt động thương mại quốc tế; được triển khai áp dụng và cách đồng bộ, thống nhất, công bằng và thỏa đáng; phải được xây dựng theo các tiêu chí tích cực nhằm xác định khi nào thì Xuất xứ sản phẩm được công nhận chứ không phải để xác định khi nào thì nó không được công nhận.
WTO có Hiệp định về quy tắc xuất xứ (Hiệp định RO), hiệp định quy định một khuôn khổ để thống nhất về quy tắc xuất xứ không ưu đãi những nguyên tắc mà sẽ điều chỉnh thương mại quốc tế khi không có Hiệp định Thương mại tự do hay liên minh thuế quan. Hiệp định này thành lập Ủy ban về quy tắc xuất xứ và khuyến nghị sẽ có một hiệp định của WTO về quy tắc xuất xứ, được áp dụng cho các nước trừ một số ngoại lệ, chẳng hạn, các nước và khu vực thương mại tự do được phép áp dụng những quy tắc xuất xứ khác nhau đối với hàng hóa được trao đổi trong khối.
1.5 Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.
Đầu tư là vấn đề luôn được các nước quan tâm. Các biện pháp đầu tư liên quan hệ thương mại thường được nhiều nước áp dụng như là biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ thương mại trong nước. Luật thương mại quốc tế có nhiều quy định về vấn đề này. WTO có Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (Hiệp định Trims). Hiệp định TRIMs chỉ áp dụng cho các biện pháp gây cản trở cho việc tiến hành các hoạt động thương mại hàng hóa, hiệp định thừa nhận một số biện pháp có thể gây hạn chế hoặc bóp méo thương mại hàng hóa. Hiệp định quy định không áp dụng những biện pháp phân biệt đối xử đối với người hoặc hàng hóa nước ngoài (tức là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của GATT) và làm hạn chế khối lượng hàng hóa lưu thông (trái với một số nguyên tắc khác của GATT).

View attachment 13

2. Tác động của rào cản phi thuế quan tới Xuất khẩu ở Việt Nam
Thứ nhất, việc bảo hộ thương mại khiến xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút hoặc không gia tăng như kỳ vọng
Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm để đối phó với các vụ tranh chấp thương mại, đặc biệt các tranh chấp thương mại hiện nay đòi hỏi các bên liên quan phải có sự am hiểu về luật thương mại, các nguyên tắc thương mại, các án lệ; khả năng kiểm định, giám định sản phẩm còn hạn chế và giá thành kiểm định, giám định cao khiến cho sản phẩm của các DN Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật. Thêm vào đó, DN Việt Nam chưa nắm rõ thông tin về các biện pháp bảo hộ thương mại của các quốc gia nhập khẩu với những quy định khắt khe, tinh vi và luôn được thay đổi, bổ sung; trong khi điều kiện thực hiện đáp ứng các rào cản thương mại của Việt Nam còn rất kém, bảo hộ thương mại thực sự là thách thức lớn với xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng số lượng lao động có tay nghề cao lại rất ít và hiện nay, đang có sự chuyển dịch lao động lớn, do mức tiền lương công nhân quá thấp (chẳng hạn như ngành dệt may, da giày). Về trang thiết bị công nghệ, cho dù các DN Việt Nam trong thời gian gần đây đã chú trọng đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại, song nhìn chung so với một số nước khác cùng khu vực, trình độ công nghệ của DN nước ta còn chưa cao. Bên cạnh đó, phần lớn nguyên liệu đều phải nhập khẩu, phụ thuộc vào thị trường nước ngoài dẫn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh - xuất khẩu của Việt Nam chưa cao. Đối với hàng dệt may, nguyên liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc (khoảng 24%), Hàn Quốc (chiếm 23%) và Nhật Bản (chiếm 8,89%)...

>>>> Xem thêm: Hợp tác kinh doanh chia sẻ lợi nhuận

Mặc dù số lượng các vụ điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM) trên thế giới ngày càng giảm, song đối với hàng hóa Việt Nam lại có xu hướng gia tăng. Thuế PVTM là thuế nhập khẩu bổ sung. Do đó, việc bị áp thuế sẽ dẫn tới giá xuất khẩu hàng hóa bị áp thuế từ Việt Nam tăng lên đáng kể, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu từ Việt Nam so với hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường không bị áp thuế khác. Hệ quả là các nhà nhập khẩu ở nước áp thuế có thể sẽ chuyển hướng nhập khẩu từ các nước không bị áp thuế khác, dẫn tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút, thị phần bị thu hẹp và DN xuất khẩu Việt Nam đối mặt với rủi ro có thể mất thị trường xuất khẩu.
Thứ hai, việc tham gia giải quyết các vụ kiện bảo hộ thương mại làm tăng chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp.
Các sản phẩm của Việt Nam bị điều tra PVTM khá đa dạng, tập trung nhiều ở các sản phẩm kim loại (thép, nhôm); nông, thủy sản (tôm, cá tra) và sợi. Về thị trường khởi xướng điều tra, áp dụng biện pháp PVTM với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đứng đầu là Mỹ với 27 vụ, việc; tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ với 20 vụ, việc; Ấn Độ: 17 vụ, việc; EU: 14 vụ, việc; Ca-na-đa: 11 vụ, việc; Ô-xtrây-li-a: 9 vụ, việc; đặc biệt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã điều tra chúng ta 24 vụ, việc, còn lại là một số thị trường khác.
Một số biện pháp PVTM kéo dài hàng chục năm, kéo theo chi phí theo đuổi vụ việc tốn kém. Với thời gian kéo dài, thực tiễn các vụ kiện PVTM cho thấy, DN chịu nhiều chi phí và thiệt hại về thời gian.
Thông thường một vụ, việc điều tra thương mại thường kéo dài trung bình 12 tháng và có thể gia hạn tới 18 tháng, sau đó DN còn phải đối phó với nhiều lần rà soát thuế và thời gian áp thuế trừng phạt có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, thậm chí đến 20 năm. Như vậy, chi phí và nguồn lực mà DN phải bỏ ra để theo đuổi vụ việc, như Chi phí dịch thuật tài liệu, Chi phí thuê luật sư tư vấn, Các chi phí định tính, chi phí đánh đổi của DN,..
Thứ ba, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng bị kiện ồ ạt theo hiệu ứng dây chuyền.

Hiện nay, số lượng các biện pháp bảo hộ thương mại thực hiện trên toàn cầu đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 2010. Một dự báo khác đáng chú ý là các vụ kiện thương mại đối với Việt Nam tại các thị trường có truyền thống ưa chuộng sử dụng biện pháp PVTM, như EU, Mỹ có chiều hướng giảm đi hoặc giữ nguyên trong khi các tranh chấp thương mại như vậy có xu hướng gia tăng tại các nước đang phát triển, như Bra-xin, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Ấn Độ, Ai Cập,... do xuất khẩu của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao (khoảng 20%/năm), xếp hạng 39/260 nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới; có tính tập trung cao về thị trường.
Các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đang ngày càng được mở rộng và liên kết nhiều quốc gia với nhau tác động đến các biện pháp PVTM. Vì thế, các vụ kiện về PVTM phát sinh những xu hướng mới như kiện chùm, kiện chống lẩn tránh thuế, kiện kép,... làm gia tăng số lượng các vụ kiện về PVTM.
Lý do khiến các vụ kiện PVTM đối với Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng trong thời gian tới là phần lớn các đối tác thương mại vẫn xem Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường (NME). Điều này thường dẫn đến kết quả là biên độ phá giá cao hơn, các bên tham gia quá trình điều tra phải bỏ thêm nhiều công sức và chi phí. Gần đây, một số nước, đặc biệt là các nước phát triển đang cố gắng tạo ra những rào cản mới gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập khẩu.

>>>> Xem thêm: Công ty dịch thuật uy tín hàng đầu tại Hà Nội

Tóm lại, thách thức với xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn khi mà Việt Nam chưa giành được thế chủ động trong xuất khẩu hàng hóa cả về thị trường, sản phẩm, công nghệ sản xuất...
Ngoài ra, nếu như bạn đọc có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn các vấn đề pháp lý khác về công chứng và Sổ đỏ, xin vui lòng liên hệ theo thông tin:

MIỄN PHÍ DỊCH VỤ CÔNG CHỨNG TẠI NHÀ

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline : 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com
 

Hưng Logis

New member
Bài viết
10
Reaction score
1
Khai báo thuế hải quan là một công việc phức tạp, nên thuê dịch vụ sẽ nhanh hơn
 
Top