hỏi về định mức hao hụt

Bài viết
1
Reaction score
0
Hiện tại việc tính định mức sử dụng em tính theo lượng nguyên vật liệu keo thực tế đã sử dụng vào năm 2018. năm 2019 lượng keo dùng nhiều hơn so với năm 2018. như vậy việc tính định mức hao hụt có phải cố định theo năm 2018 hay là mỗi năm có thể tính theo định mức thực tế có thể thay đổi để khai báo lên Hải Quan ạ.

Em ví dụ 1 nắm tay cầm cần số cần có 1 miếng da bò( A) và nắm tay cầm cần số nhựa ( B) và cần dùng keo cho da(C) cần dùng keo cho miếng nhựa là (D) => để làm được 1 cần số thì (A+ C )+ (B+ D)= tạo ra nắm tay cầm cần số đã bọc da nhưng lượng keo có thể trên lệch khác nhau. năm 2018 1A+0.0001+ 1B+ 0.00012= Tạo ra nắm tay cầm cần số đã bọc da. Năm 2019 1A+0.00014+ 1B+ 0.00016=Tạo ra nắm tay cầm cần số đã bọc da. vì tỷ lệ hao hụt thực tế của keo khác nhau nên em không thể dùng định mức 2018 áp cho năm 2019. và keo hao hụt do nhiều lý do bay hơi rơi rớt còn dính trên máy. nên rất khó để tính chính xác được định lượng keo.
Em có thể tính định mức theo thực tế xuất keo ra kho và đã dùng để khai báo cho Hải Quan được hay không ? Hoặc em cho Keo là Nguyên liệu phụ có cần phải tính định mức không ạ?
 
Bài viết
1
Reaction score
1
Hiện tại việc tính định mức sử dụng em tính theo lượng nguyên vật liệu keo thực tế đã sử dụng vào năm 2018. năm 2019 lượng keo dùng nhiều hơn so với năm 2018. như vậy việc tính định mức hao hụt có phải cố định theo năm 2018 hay là mỗi năm có thể tính theo định mức thực tế có thể thay đổi để khai báo lên Hải Quan ạ.

Em ví dụ 1 nắm tay cầm cần số cần có 1 miếng da bò( A) và nắm tay cầm cần số nhựa ( B) và cần dùng keo cho da(C) cần dùng keo cho miếng nhựa là (D) => để làm được 1 cần số thì (A+ C )+ (B+ D)= tạo ra nắm tay cầm cần số đã bọc da nhưng lượng keo có thể trên lệch khác nhau. năm 2018 1A+0.0001+ 1B+ 0.00012= Tạo ra nắm tay cầm cần số đã bọc da. Năm 2019 1A+0.00014+ 1B+ 0.00016=Tạo ra nắm tay cầm cần số đã bọc da. vì tỷ lệ hao hụt thực tế của keo khác nhau nên em không thể dùng định mức 2018 áp cho năm 2019. và keo hao hụt do nhiều lý do bay hơi rơi rớt còn dính trên máy. nên rất khó để tính chính xác được định lượng keo.
Em có thể tính định mức theo thực tế xuất keo ra kho và đã dùng để khai báo cho Hải Quan được hay không ? Hoặc em cho Keo là Nguyên liệu phụ có cần phải tính định mức không ạ?
Theo TT39/2018: ĐMTT của một đv SP theo từng NL, VT = Tổng lượng NL, VT đã dùng để GC, SX SPXK / Tổng lượng SP thu được --> mỗi một thời điểm nhất định, sẽ có một ĐMTT cho 01 đv SP. Các ĐM này có thể không giống nhau!
 

Ms Lemon

Member
Bài viết
51
Reaction score
5
1. Về việc xây dựng định mức

Căn cứ Điều 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2016 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quy định:

“Điều 55. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu

1. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm:

a) Định mức sử dụng nguyên liệu là lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

b) Định mức vật tư tiêu hao là lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;

c) Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao. Trường hợp lượng phế liệu, phế phẩm đã tính vào định mức sử dụng hoặc định mức vật tư tiêu hao thì không tính vào tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư.

Định mức sử dụng nguyên liệu, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan kiểm tra hoặc có yêu cầu giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư.

2. Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu là lượng nguyên liệu thành phần sử dụng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.

3. Trước khi thực hiện sản xuất, tổ chức, cá nhân phải xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm. Trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi thì phải xây dựng lại định mức thực tế, lưu giữ các chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thay đổi định mức.

4. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt và sử dụng định mức vào đúng mục đích gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

5. Khi xác định số tiền thuế được hoàn hoặc không thu, tổ chức, cá nhân quan căn cứ vào quy định tại Thông tư này và định mức thực tế sử dụng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu”.

Do đó, việc xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt được thực hiện trước khi thực hiện sản xuất hoặc trong quá trình sản xuất có thay đổi. Việc xây dựng lại định mức hay tỷ lệ hao hụt đều phải lưu giữ tất cả các chứng từ có liên quan và giải trình cách tính định mức, tỷ lệ hao hụt vật tư, nguyên liệu để phục vụ cho công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.

Ngoài các chứng từ, sổ sách về quản lý nguyên phụ liệu, vật tư, thành phẩm và cả phế liệu phế, phẩm công ty còn phải lưu giữ hồ sơ, sổ sách kế toán cùng hồ sơ hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu để chứng minh việc sử dụng nguyên phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu phù hợp định mức, tỷ lệ hao hụt thực tế. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu khi kiểm tra sau công ty có thể xuất trình thêm các hồ sơ khác để chứng minh tuỳ theo việc quản lý của công ty.
 

Thành viên trực tuyến

Top