Hỏi về giao dịch L/C

giảng vĩ

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Cảm ơn các câu hỏi và câu trả lời của các ban, mình hiện đang nghiên cứu về thanh toán quốc tế, đặc biệt là phương thức thanh toán l/c, nên có tham khảo được nhiều kiến thức xuất nhập khẩu hay tại đây. Mong có thêm nhiều chia sẻ hơn nữa từ các bạn
 

lê mỹ ngân

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Ơ mình tưởng là phải ưu tiên hệ thống văn bản phap lý quốc gia trước chứ. Không phải mình phải thực hiện theo luật trước à
 

Phan Thị Hồng

New member
Bài viết
3
Reaction score
0
Bạn @Giận mà thương nói đúng đấy bạn @lê mỹ ngân, cái thứ tự thực hiện nên ưu tiên thông lệ tập quán trước. Nếu không phù hợp với thông lệ tập quán của quốc gia người ta thì sớm bị loại hoặc là bị chèn ép về hàng hóa khi nhập vào quốc gia đó thôi bạn
 

Phùng Minh

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Khi nào thì xuất hiện Ngân hàng thông báo thứ hai trong thanh toán bằng L/C và ai sẽ là người chỉ định ngân hàng thông báo thứ hai?
 

Vũ Phạm Hàm

New member
Bài viết
4
Reaction score
0
Khi nào thì xuất hiện Ngân hàng thông báo thứ hai trong thanh toán bằng L/C và ai sẽ là người chỉ định ngân hàng thông báo thứ hai?
Điều kiện để trở thành Ngân hàng thông báo thứ nhất là:
- Ngân hàng thông báo phải là chi nhánh của Ngân hàng phát hành ở nước người thụ hưởng, hoặc
- Ngân hàng thông báo phải là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ở nước của người thụ hưởng.
Trong trường hợp, người thụ hưởng không phải là khách hàng (không có quan hệ tài khoản) với Ngân hàng thông báo thứ nhất, thì ngân hàng thông báo thứ nhất phải chỉ định ngân hàng nào có quan hệ khách hàng với người thụ hưởng để thông báo L/C. Ngân hàng thông báo trực tiếp L/C cho người thụ hưởng được gọi là ngân hàng thông báo thứ hai.
Như vậy, Ngân hàng thông báo thứ hai xuất hiện trong trường hợp: Người thụ hưởng không có quan hệ khách hàng với ngân hàng thông báo thứ nhất và Ngân hàng phát hành không có quan hệ chi nhánh với ngân hàng đại lý với Ngân hàng thông báo thứ hai.
Trong thực tiễn, Ngân hàng thông báo thứ nhất thường là ngân hàng chỉ định là Ngân hàng thông báo thứ hai.
 
Bài viết
1
Reaction score
0
Bạn nào biết quy tắc về giá trị tối thiểu và tối đa cần được bảo hiểm trong L/C là như thế nào không?
 
Bài viết
1
Reaction score
0
Bạn nào biết quy tắc về giá trị tối thiểu và tối đa cần được bảo hiểm trong L/C là như thế nào không?
@Đặng Thị Thủy
Nếu L/C quy định cụ thể giá trị của hàng hóa và tỷ lệ bảo hiểm, thì chứng từ bảo hiểm phải thể hiện đúng như L/C quy định
Nếu L/C không quy định như vậy, thì phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu 110% trị giá hàng hóa tính theo giá CIF và CIP
UCP không quy định giá trị bảo hiểm tối đa nhé!
 

Phan An Thạch

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
- Số lần xuất trình ít nhất là Một lần, đó kaf người thụ hưởng xuất trình chon Ngân hàng phát hành.

- Số lần xuất trình nhiều nhất là Ba lần, đó là:

Lần 1: Người thụ hưởng xuất trình cho Ngân hàng được chỉ định.
Lần 2: Ngân hàng được chỉ định xuất trình cho Ngân hàng xác nhận
Lần 3: Ngân hàng xác nhận xuất trình cho Ngân hàng phát hành
- Số lần xuất trình phổ biến nhất là hai lần, đó là:

Lần 1: Người thụ hưởng xuất trình cho Ngân hàng được chỉ định
Lần 2: Ngân hàng được chỉ định xuất trình cho Ngân hàng phát hành.
 
Bài viết
1
Reaction score
0
Phần thanh toán quốc tế này khó quá, đặc biệt cái phần L/C này, em đọc nhiều tài liệu rồi mà không nắm bắt được, thấy không theo quy trình nào cả. Bây giờ em học lại bài bản phần này quá, có ai biết chỗ nào dạy hay không, chia sẻ cho em với ạ
 

Phong Lê

New member
Bài viết
1
Reaction score
0

Ng Minh Phúc

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Cho em hỏi là có thể có tối đa bao nhiêu người thụ hưởng trong một giao dịch L/C a?
 

Trần Thu Trân

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Cho em hỏi là có thể có tối đa bao nhiêu người thụ hưởng trong một giao dịch L/C a?
Trong mỗi L/C đều chỉ định một người thụ hưởng đích danh. Trong ngoại thương đó là người xuất khẩu. Riêng đối với L/C chuyển nhượng, thì người thụ hưởng đích danh ghi trên L/C gọi là người thụ hưởng thứ nhất, còn những người thụ hưởng khác được người thụ hưởng thứ nhất chỉ định gọi là người thụ hưởng thứ hai. Do người thụ hưởng thức hai không được chỉ định người thụ hưởng sau mình, nên không có người thụ hưởng thứ ba. Như vậy, đối với một giao dịch L/C. luôn có một người thụ hưởng thứ nhất, có thể có một hoặc nhiều người thụ hưởng thứ hai và không có người thụ hưởng thứ ba.
 
Bài viết
1
Reaction score
0
Cho em hỏi, nếu một hợp đồng ngoại thương quy định người nhập khẩu phải ứng trước 30% giá trị lô hàng trong vòng 30 ngày trước ngày giao hàng. Hỏi người nhập khẩu phải mở L/C loại gì và nội dung L/C phải quy định như thế nào để bảo đảm số tiền ứng trước đó?
 

Nguyễn Văn Kiên

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Cho em hỏi, nếu một hợp đồng ngoại thương quy định người nhập khẩu phải ứng trước 30% giá trị lô hàng trong vòng 30 ngày trước ngày giao hàng. Hỏi người nhập khẩu phải mở L/C loại gì và nội dung L/C phải quy định như thế nào để bảo đảm số tiền ứng trước đó?
Người nhập khẩu phải mở L/C điều khoản đó để ứng trước tiền cho người xuất khẩu hưởng. Trong L/C ơhair quy định người xuất khẩu phải mở đối ứng cho người nhập khẩu hưởng một thư bảo lãnh (Letter of Guarantee) hoặc một L/C dự phòng đảm bảo thực hiện hợp đồng, trong đó ngân hàng phát hành cam kết rằng nếu không giao hàng thì người xuất khẩu hoàn trả tiền ứng trước và phải bồi thường thiệt hại cho người nhập khẩu một tỷ lệ % giá trị hợp đồng.
 

Nguyễn Dung

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Cho mình hỏi, trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam(VIAC) có được sử dụng bản dịch UCP bằng tiếng việt của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam(VCCI) đã được công chứng để giải quyết tranh chấp hay không?
Mình cảm ơn ạ
 

Phương Liên

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Cho em hỏi chút, khi lập hợp đồng thanh toán bằng phương thức L/C thì bản hợp đồng kinh tế này là của những bên nào ạ? Có phải là không bao gồm người nhập khẩu không? Nếu như không có người nhập khẩu, thì khi tranh chấp, người nhập khẩu có được quyền can thiệp vào không?
 

Hoa Hạ

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
Cho em hỏi chút, khi lập hợp đồng thanh toán bằng phương thức L/C thì bản hợp đồng kinh tế này là của những bên nào ạ? Có phải là không bao gồm người nhập khẩu không? Nếu như không có người nhập khẩu, thì khi tranh chấp, người nhập khẩu có được quyền can thiệp vào không?
L/C là hợp đồng kinh tế cuae Ngân hàng phát hành, người thụ hưởng và Ngân hàng xác nhận, nếu có. Như vậy, khi có tranh chấp trong thanh toán bằng L/C, thì người nhập khẩu không được tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết, mà ý kiến của người nhập khẩu phải thông qua Ngân hàng phát hành chính thức nói ra.
 

Jang mèo

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Cho mình hỏi chút, nếu nhà xuất nhập khẩu nhận được một bản sửa đổi LC, trong các trường hợp thì người thụ hưởng cần phải làm gì? Giả dụ như nếu LC sửa đổi này không phù hợp ấy?
 

Thành viên trực tuyến

Top