Tản Mạn
New member
- Bài viết
- 2
- Reaction score
- 1
Một số hình thức xuất khẩu mà các doanh nghiệp lựa chọn khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài
1. Xuất khẩu trực tiếp
Trên thị trường xuất nhập khẩu hiện nay, các doanh nghiệp thường chọn phương pháp này là phương pháp xuất khẩu chủ yếu. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này bởi nó hạn chế các thủ tục bên lề khác, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí phát sinh.
Để được xuất khẩu trực tiếp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu nhiều về thị trường, có mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng, có bộ phận marketing mạnh, am hiểu nghiệp vụ… Các hình thức xuất khẩu trực tiếp cụ thể là tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá dịch vụ, đàm phán ký hợp đồng trực tiếp với bạn hàng, trao đổi với bạn hàng, trao đổi hàng hoá,…
2. Xuất khẩu gián tiếp
Các doanh nghiệp lựa chọn phương thức xuất khẩu gián tiếp khi gặp nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho doanh nghiệp không thể có mối liên hệ trực tiếp với thị trường, bạn hàng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp qua người thứ ba như: Tham gia trao đổi mua bán hàng hoá qua trung gian thương mại, tham gia đấu giá, mua bán tại sở giao dịch hàng hoá, qua công ty mô giới hàng hoá,…
Nguyên nhân các doanh nghiệp trong kinh doanh áp dụng xuất khẩu gián tiếp thay vì trực tiếp thường là do tính chất hàng hoá, doanh nghiệp không am hiểu về cơ cấu thị trường, không dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thâm nhập thị trường hoặc do bất cập giữa các bên, do quy định của pháp luật,…
Phương pháp này thường xảy ra nhiều rủi ro như rủi ro với bên thứ ba, rủi ro về chi phí,…
3. Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức một doanh nghiệp này giao hàng cho một doanh nghiệp khác cùng một nước theo sự chỉ dẫn của khách hàng nước ngoài.
Quy định thủ tục hải quan cho loại hình xuất khẩu này cũng có nhiều điểm khác với các loại hình xuất khẩu thông thường khác.
1. Xuất khẩu trực tiếp
Trên thị trường xuất nhập khẩu hiện nay, các doanh nghiệp thường chọn phương pháp này là phương pháp xuất khẩu chủ yếu. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương pháp này bởi nó hạn chế các thủ tục bên lề khác, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí phát sinh.
Để được xuất khẩu trực tiếp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu nhiều về thị trường, có mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng, có bộ phận marketing mạnh, am hiểu nghiệp vụ… Các hình thức xuất khẩu trực tiếp cụ thể là tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá dịch vụ, đàm phán ký hợp đồng trực tiếp với bạn hàng, trao đổi với bạn hàng, trao đổi hàng hoá,…
2. Xuất khẩu gián tiếp
Các doanh nghiệp lựa chọn phương thức xuất khẩu gián tiếp khi gặp nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho doanh nghiệp không thể có mối liên hệ trực tiếp với thị trường, bạn hàng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp qua người thứ ba như: Tham gia trao đổi mua bán hàng hoá qua trung gian thương mại, tham gia đấu giá, mua bán tại sở giao dịch hàng hoá, qua công ty mô giới hàng hoá,…
Nguyên nhân các doanh nghiệp trong kinh doanh áp dụng xuất khẩu gián tiếp thay vì trực tiếp thường là do tính chất hàng hoá, doanh nghiệp không am hiểu về cơ cấu thị trường, không dành nhiều thời gian để nghiên cứu, thâm nhập thị trường hoặc do bất cập giữa các bên, do quy định của pháp luật,…
Phương pháp này thường xảy ra nhiều rủi ro như rủi ro với bên thứ ba, rủi ro về chi phí,…
3. Xuất khẩu tại chỗ
Xuất khẩu tại chỗ là hình thức một doanh nghiệp này giao hàng cho một doanh nghiệp khác cùng một nước theo sự chỉ dẫn của khách hàng nước ngoài.
Quy định thủ tục hải quan cho loại hình xuất khẩu này cũng có nhiều điểm khác với các loại hình xuất khẩu thông thường khác.
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới