HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

TRẦN NGỌC HÂN

New member
Bài viết
1
Reaction score
0
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Trong một thời gian làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc, em được làm việc với rất nhiều các anh chị làm về ngành may. Có rất nhiều anh chị đã và đang xuất khẩu rất thành công, tuy nhiên cũng có rất nhiều anh chị còn đang loay hoay tìm cách xuất khẩu. Nên hôm nay em xin phép chia sẻ một chút kinh nghiệm cá nhân về các bước cơ bản để xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về xuất khẩu - con đường làm giàu chính đáng, mở rộng thị trường và quy mô sản xuất mạnh mẽ, nhanh chóng.
- Tìm khách hàng nước ngoài
Để xuất khẩu được, việc đầu tiên của các bác chính là tìm được khách hàng mua hàng. Có rất nhiều cách để tìm được khách hàng nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu như tham gia hội chợ, tham tán, hải quan, ..vv.... Còn nếu bác nào thấy phức tạp quá thì alo e, bên em cực nhiều đơn nhé, dệt kim, dệt thoi đủ cả. Chắc cũng khoảng 7000- 8000 đơn từ các nơi cho các bác tha hồ lựa chọn.
- Liên hệ với khách
Sau khi nhìn thấy mặt và đặt được tên của mấy ông khách nước ngoài rồi, công việc tiếp theo chính là làm sao để ông ý biết đến công ty mình và sản phẩm của bên mình. Cái này không khó nhưng các bác chú ý giúp em nhé! @@
Công cụ chuẩn và đắt giá nhất mà tất cả các nhà may bên e đang làm là thư chào hàng (không thể thiếu đấy). Nội dung thư chào hàng phải thật súc tích và nhiều hình ảnh – bộ mặt của công ty mình mà. Một thư chào hàng thông thường về cơ bản sẽ có 3 phần.
Phần 1: là phần giới thiệu về cty của các bác, nhất định phải có hình ảnh nhà xưởng, hình ảnh mô tả sản phẩm( tầm khoảng 15 ảnh nhé các bác). Hãy đưa ra một số các sản phẩm mà các bác đã làm, phong phú một chút nhưng phải thật sát với những sản phẩm mà khách đang hỏi mua nhé.
Phần 2: chính là phần trả lời yêu cầu mua hàng của khách hàng. Hãy đưa ra mức giá và thời gian giao hàng cụ thể của từng mẫu áo với từng mẫu mã mà khách yêu cầu. Nếu yêu cầu mua hàng của khách không rõ ràng, các bác có thể gợi ý cho khách thêm nhiều mẫu mã với những thông số và giá thành khác nhau (khách sẽ đánh giá rất cao khoản này đấy).
Phần 3:Thông tin liên hệ và hỗ trợ khách hàng. Hãy để lại thông tin liên hệ thật cụ thể và chi tiết, thuận tiện nhất cho khách hàng. Có thể dùng nhiều công cụ sao cho thuận tiện nhất cho khách khi liên hệ.
Về cơ bản một bức thư chào hàng sẽ bám sát vào 3 phần này. Bác nào mà thấy chưa quen làm thư chào hàng thì alo e cũng được nhé, em hướng dẫn thêm, gì chứ thư chào hàng mẫu thì em đầy.
- Giao dịch, đàm phán
Sau khi khách hàng đã nhận được thư chào hàng, họ sẽ phản hồi lại và giờ là lúc các bác bắt tay vào đàm phán giao dịch nhé. Thật cẩn thận cho em nhé.
Về giá thành và thời hạn giao hàng e xin phép không đề cập nhiều, vì nó phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực của các bác và mức giá khách mong muốn. Em sẽ tập trung vào khoản hình thức thanh toán – bước này mà lơ mơ là xong luôn.
Có hai hình thức thanh toán hay được sử dụng là đặt cọc( TT) và thư tín dụng (LC). Mỗi hình thức sẽ có nhưng ưu và nhược điểm riêng, tùy từng trường hợp các bác lựa chọn hình thức nào cho phù hợp. Đặt cọc tức là khách hàng sẽ đưa trước cho các bác 1 số % nào đó của giá trị đơn hàng và thanh toán nốt phần còn lại khi giao hàng( hình thức này em không khuyến khích vì rủi ro cao). Thanh toán LC là thanh toán qua thư tín dụng ngân hàng. Các bác đừng sợ phức tạp nhé, nó rất hay mà lại an toàn nữa. Sau khi ký hợp đồng, ông khách sẽ mang 100% tiền vào để trong ngân hàng, ngân hàng sẽ gửi về ngân hàng ở VN cho bác một thư tín dụng. Một khi Lc đã được xác nhận, lúc ý bác chỉ còn việc yên tâm sx thôi vì tiền đã được treo ở ngân hàng và đợi các bác rồi. Nhưng nhớ kỹ cho em LC phải là LC không hủy ngang, chứ LC hủy ngang đang làm khách hủy là toi.
Đối với đơn hàng nhỏ thì TT là hay nhất, đỡ mất thời gian và chi phí. Còn nếu đơn hàng lớn thì chọn LC, đơn hàng mà cực lớn thì có thể LC từng phần, giao hàng phần nào nhận tiền phần đó.
Sau khi đã đàm phán xong xuôi về giá thành, thanh toán..... hai bên thương thảo hợp đồng. Cái này bên em có mẫu sẵn nhé, bác nào cần alo em, về các bác chỉ cần xào nấu lại cho phù hợp với đơn hàng bên mình là được ạ.

- Giao hàng và nhận tiền.
Công việc cuối cùng cho một thương vụ xuất khẩu chính là giao hàng và nhận tiền. Nói đến giao hàng, em xin bổ sung thêm khoản vận tải nhé. Nếu khách hàng yêu cầu giá FOB, tức là giao hàng tại cảng của mình. Các bác chỉ cần mang hàng ra cảng, cho hàng vào container và khách hàng sẽ tự lựa chọn hãng tàu. Trường hợp khác, nếu khách hàng muốn báo giá CNF, hoặc CIF, tức là giao hàng tại cảng của khách. Các bác không cần lo khoản này nhé, các hãng vận tải giờ nhiều như nấm, gọi 1 container dễ như gọi taxi. Nếu cần em sẽ giới thiệu cho các bác một rổ các hãng tàu uy tín, các bác chỉ cần alo sẽ có nhân viên tư vấn cho các bác kỹ càng, khi ấy việc của bác chỉ còn lại là chọn 1 hãng tàu phù hợp nhất.
Sau khi hàng hóa đã lên tàu, ok mọi thủ tục, các bác sẽ nhận được từ bộ chứng từ hàng hóa. Lưu ý giúp em, tuyệt đối không được gửi bản chứng từ gốc cho khách hàg khi chưa nhận được tiền thanh toán. Thay vào đó, các bác chụp ảnh bộ chứng từ và gửi hình ảnh đó cho khách để khách chuyển tiền. Sau khi nhận được đủ tiền, chúng ta mới gửi chứng từ gốc cho khách để khách nhận hàng. Đây là lưu ý với trường hợp thanh toán TT, nếu thanh toán LC thì chỉ cần có bộ chứng từ hàng hóa, các bác ra ngân hàng, sẽ được nhận toàn bộ số tiền của đơn hàng.
Hihi em chỉ tóm tắt một số bước cơ bản để xuất khẩu hàng hóa. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho những bác nào đang muốn phát triển sản xuất theo hướng xuất khẩu.
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top