Hướng dẫn các tiêu chí trên C/O VJ xuất khẩu Nhât Bản

HPG

New member
Bài viết
7
Reaction score
0
C/O mẫu VJ là chứng nhận xuất xứ theo mẫu thuộc Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế là hiệp định được ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2008 (VJEPA). Mẫu này áp dụng cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam đi Nhật Bản, là một trong những điều kiện để người nhập khẩu tại Nhật Bản có thể hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thuộc VJEPA.
Dưới đây là một ví dụ về C/O mẫu VJ:
CO-form-VJ-hptoancau-708x1024.png

Mẫu C/O VJ được quy định tại Phụ lục 6, Mẫu C/O VJ của Viêt Nam và việc hướng dẫn khai C/O được quy định lại phụ lục 8 kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18 tháng 05 năm 2009 của Bộ Công thương về Thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về đối tác kinh tế, cụ thể như sau:
FORM-VJ-NGHI-DINH.png



Nội dung các tiêu chí trên C/O như sau:
Ô số 1: “Exporter’s Name, Address and Country”: Tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên nước xuất khẩu.
Ô số 2: Importer’s Name or Consignee’s Name (if applicable), Address and Country: Tên người nhập khẩu hoặc người nhận hàng (nếu có áp dụng), địa chỉ, tên nước nhập khẩu.
Ô số 3: Transport details (means and route)(if known): tên cảng xếp hàng, cảng chuyển tải, cảng dỡ hàng, và tên tầu hoặc số chuyến bay, nếu đã biết. Trong trường hợp C/O cấp sau, ghi ngày giao hàng (chẳng hạn như ngày ghi trên vận tải đơn)
Ô số 4: Item number (as necessary); Marks and numbers; Number and kind of packages; HS code; Description of good(s): số thứ tự của từng hàng hoá (nếu cần thiết), ký hiệu và số mã hiệu của kiện hàng, số kiện hàng, loại kiện hàng, mã HS (2007) của nước nhập khẩu (ở cấp 6 số) và mô tả hàng hoá.
Ô số 5: Preference criteria:
ghi tiêu chí xuất xứ như bảng hướng dẫn dưới đây hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa các tiêu chí đó:
Hàng hoá được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 9 của C/O:Điền vào ô số 5:a) Hàng hoá có xuất xứ thuần túy theo Điều 3 của Phụ lục 1“WO”b) Hàng hóa đáp ứng quy định tại khoản 1, Điều 4 của Phụ lục 1“CTH” hoặc “LVC”c) Hàng hóa đáp ứng quy định tại khoản 2, Điều 4 của Phụ lục 1

– Thay đổi mã số hàng hóa
– Hàm lượng giá trị khu vực
– Công đoạn gia công chế biến cụ thể



“CTC”
“LVC”
“SP”
d) Hàng hoá đáp ứng quy định tại khoản 3, Điều 2 của Phụ lục 1“PE”Ngoài ra, người xuất khẩu cũng ghi những tiêu chí thích hợp sau:đ) Hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 6 của Phụ lục 1“DMI”e) Hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 7 của Phụ lục 1“ACU”g) Hàng hóa đáp ứng quy định tại Điều 13 của Phụ lục 1“IIM”

Xem Phụ lục 1 “Quy tắc xuất xứ” theo Hiệp đinh thương mại Viêt Nam – Nhật Bản quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BCT tại bài viết: Quy tắc xuất xứ theo hiệp định thương mại Việt Nam – Nhật Bản VJEPA ngoài ra để biết thêm ý nghĩa của các thuât ngữ kể trên, có thể tham khảo bài viết: Ý nghĩa của các thuât ngữ tiêu chí xuất xứ trên C/O
Ô số 6: Weight or other quantity: ghi trọng lượng hoặc số lượng khác (trọng lượng cả bì hoặc trọng lượng tịnh) đối với mỗi hàng hoá.
Ô số 7: Invoice number(s) and date(s):
ghi số và ngày của hoá đơn thương mại. Hoá đơn phải là hoá đơn được cấp cho lô hàng nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu.
Trong trường hợp hoá đơn do một công ty không phải là nhà xuất khẩu phát hành và công ty phát hành hoá đơn không có trụ sở tại Việt Nam hoặc Nhật Bản, người khai cần ghi vào ô số 8 dòng chữ hoá đơn được phát hành bởi một nước thứ ba, trong đó ghi tên giao dịch pháp lý và địa chỉ của công ty đã phát hành hoá đơn đó.
Trong trường hợp ngoại lệ, số của hóa đơn thương mại được phát hành bởi nước thứ ba không được biết vào thời điểm cấp C/O, số và ngày của hóa đơn do người xuất khẩu (được cấp C/O) phát hành được ghi vào ô số 7, và cần ghi vào ô số 8 với nội dung hàng hoá sẽ có hoá đơn khác do nước thứ ba cấp cho lô hàng nhập khẩu vào nước thành viên nhập khẩu, đồng thời ghi cụ thể tên giao dịch pháp lý và địa chỉ của công ty sẽ phát hành hoá đơn đó. Trong trường hợp này, cơ quan Hải quan của nước thành viên nhập khẩu có thể yêu cầu nhà nhập khẩu cung cấp các hóa đơn và các chứng từ có liên quan khác có nội dung xác nhận giao dịch giữa nước thành viên xuất khẩu và nước thành viên nhập khẩu, đối với hàng hóa được khai báo nhập khẩu
Ô số 8: Remarks: Trong trường hợp C/O được cấp sau, tổ chức cấp C/O cần ghi dòng chữ “Issued Retroactively” (C/O cấp sau) lên ô này. Nếu C/O được cấp mới theo điểm b, khoản 2, Điều 4 và khoản 1, Điều 5 của Phụ lục 5, tổ chức cấp C/O cần ghi ngày cấp và số tham chiếu của C/O gốc lên C/O mới này. Trong trường hợp cấp bản sao chứng thực từ C/O gốc theo khoản 2, Điều 5 của Phụ lục 5, tổ chức cấp C/O cần ghi dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” lên ô số 8. Tổ chức cấp C/O cũng có thể ghi những ghi chú khác.
Ô số 9: Declaration by the exporter: Ghi ngày, địa điểm, tên người ký, tên công ty, chữ ký, và đóng dấu của nhà xuất khẩu hoặc người được uỷ quyền. Ngày ghi tại ô này là ngày đề nghị cấp C/O.
Hai ô người đề nghị cấp C/O không ghi mà do tổ chức cấp C/O ghi:
Ô số 10: Certification: dành cho cán bộ của Tổ chức cấp C/O ghi: ngày tháng năm, địa điểm cấp C/O, chữ ký của cán bộ cấp C/O (chữ ký có thể là chữ ký tay hoặc chữ ký điện tử), tên của cán bộ cấp C/O, con dấu của Tổ chức cấp C/O
Ô trên cùng bên phải ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp C/O ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:
a) Nhóm 1: tên nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là “VN”;
b) Nhóm 2: tên nước thành viên nhập khẩu là Nhật Bản, gồm 02 ký tự là “JP”
c) Nhóm 3: năm cấp C/O, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2009 sẽ ghi là “09”;
d) Nhóm 4: ký hiệu viết tắt tên Tổ chức cấp C/O, gồm 02 ký tự như quy định tại Phụ lục 11;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của C/O, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O Mẫu VJ mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Nhật Bản trong năm 2009 thì cách ghi số tham chiếu của C/O này sẽ là: VN-JP 09/02/00006.
 

Thành viên trực tuyến

Top