Giải đáp Hướng dẫn chi tiết thủ tục nhập khẩu lò vi sóng

ozfreight.com

Member
Bài viết
71
Reaction score
0
thủ tục nhập khẩu lò vi sóng
Lò vi sóng là một sản phẩm rất hữu dụng trong nội trợ. Mặt hàng này được nhập khẩu rất nhiều vào Việt Nam. Nhưng mã HS code của lò vi sóng và thủ tục nhập khẩu lò vi sóng như thế nào? Bây giờ hãy cùng OZ freight đi tìm lời giải nhé!
Một số thông tin về lò vi sóng
Lò vi sóng hay còn gọi là thiết bị ứng dụng sóng vi ba. Với chức năng làm nóng thức ăn, rã đông thực phẩm, giúp tiết kiệm thời gian cho việc nội trợ trở nên dễ dàng.
Lò vi sóng là sản phẩm phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quyết định 3810/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công Nghệ
Vì vậy trước khi làm thủ tục nhập khẩu doanh nghiệp cần làm đăng ký kiểm tra chất lượng
thủ tục nhập khẩu lò vi sóng

thủ tục nhập khẩu lò vi sóng
Mã HS code và một số thuế nhập khẩu đối với lò vi sóng
Mã Hs code của lò vi sóng là: 85165000. Lò vi sóng là sản phẩm rủi ro về phân loại hàng hóa
Thuế nhập khẩu thông thường là: 37,5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi là: 25%
Thuế GTGT VAT là: 10%
Thuế nhập khẩu lò vi sóng từ Trung Quốc có C/O form E là: 5%
Thuế nhập khẩu lò vi sóng từ Hàn Quốc có C/O form AK là: 7,5%
Thuế nhập khẩu lò vi sóng từ các quốc gia Đông Nam Á là: 0%
các loại thuế quan

Một số loại thuế đối với hàng nhập khẩu
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng của sản phẩm lò vi sóng
Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu: gồm 4 bản gốc
– Hợp đồng (Sales contract)
– Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp
– Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp
– Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của các tổ chức cá nhân nhập khẩu.
Sau khi hệ thống đã phản hồi hồ sơ của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thì tiến hành nộp bản cứng, chi cục tiêu chuẩn đo lường sẽ ký và đóng dấu. Trong đó, 1 bản nộp cho hải quan và 1 bản doanh nghiệp lưu lại.
Lưu ý: bước đăng ký kiểm tra chất lượng này cực kỳ quan trọng, đòi hỏi hồ sơ phải chuẩn xác, để doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác nhận đăng ký.
Bước 2: Làm thủ tục khai báo Hải quan
Truyền tờ khai hải quan điện tử và chuẩn bị bộ chứng từ bao gồm cả bản đăng ký kiểm tra chất lượng.
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 1 bản gốc
– Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp
– Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp
– Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản gốc
– Các chứng từ liên quan khác
Sau khi hàng về làm thủ tục thông quan và đưa hàng về kho.
Bước 3: Thử nghiệm và làm chứng thư hợp quy
Khi thử nghiệm và làm chứng thư hợp quy tại những Trung tâm thử nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định.
Chú ý: Thời hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan lô hàng, doanh nghiệp phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trả kết quả kiểm tra chất lượng của thiết bị cho nơi đã đăng ký kiểm định chất lượng.
Chứng thư hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN sẽ có giá trị 3 năm. Trường hợp lô đầu tiên nhập khẩu, mẫu đem đi thử nghiệm không đạt chuẩn thì sẽ bị phá hủy
Bước 4: Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi lưu thông ra thị trường
Xong bước này là đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu lô hàng lò vi sóng và có thể lưu hành trên thị trường
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu lò vi sóng . Nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0972433318 để được tư vấn chi tiết hoặc để lại comment.
Công ty cổ phần Dịch vụ và Thương mại quốc tế OZ Việt Nam
Địa chỉ: Số 8/162 Nguyễn Văn Cừ, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
Điện thoại: 0972433318
Email: xnkngantin@gmail.com
Xem thêm:
>>> Thủ tục nhập khẩu máy sấy tóc
>>> Thủ tục nhập khẩu máy hút bụi
>>> Thủ tục nhập khẩu bếp từ
 

Thành viên trực tuyến

Top