Khai bổ sung trong tờ khai hải quan

Bài viết
2
Reaction score
0
Trong trường hợp tờ khai bị sai hay không hợp lệ dù là sau khi thông quan hàng hóa mà doanh nghiệp phát hiện ra như là sai sót thông tin trên hóa đơn, sai xuất xứ, vận đơn,... )

Do vậy khi doanh nghiệp xuất hóa đơn bán hàng cho khách hàng, do những sai lệch về thông tin khiến họ không hài lòng do những chứng từ đã được cấp từ trước, dẫn đến nhiều hệ lụy có liên quan.

Để giải quết vấn đề này, các bạn cần nắm các quy định trong Điều 20 Thông tư 38 /2015/TT-BTC về Khai bổ sung hồ sơ hải quan để thực hiện một cách đúng đắn.

1.Trường hợp nhà xuất nhập khẩu được khai bổ sung

Theo đó, Các trường hợp mà nhà xuất nhập khẩu được quyền khai bổ sung tờ khai hải quan:

a)Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra;

c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d khoản này chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

2. Các thông tin trên tờ khai được khai bổ sung

Căn cứ theo quy định, các thông tin mà nhà xuất nhập khẩu được khai bổ sung thông tin của tờ khai hải quan điện từ là các danh mục được quy định trừ các chỉ tiêu yêu cầu không được khai bổ sung được quy định tại điểm 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 38 /2015/TT-BTC;

Lưu ý: Đối với các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan mà Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung thì việc khai bổ sung thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 38 /2015/TT-BTC.

Theo đó, các thông tin không được khai bổ sung bao gồm:

- Trên Tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu:
+Về tờ khai nhập khẩu:
Người làm tờ khai không được khai các thông tin như: Mã loại hình; Mã phân loại hàng hóa; Mã hiệu phương thức vận chuyển; Cơ quan Hải quan; Mã người nhập khẩu; Mã đại lý hải quan.

+Về tờ khai xuất khẩu:
Người làm tờ khai không được khai các thông tin như: Mã loại hình; Mã phân loại hàng hóa; Mã hiệu phương thức vận chuyển; Cơ quan Hải quan; Mã người xuất khẩu; Mã đại lý hải quan.

- Trường hợp đã giải phóng hàng hóa:
Người làm tờ khai không được khai các thông tin như: Mã loại hình; Mã phân loại hàng hóa; Mã hiệu phương thức vận chuyển; Cơ quan Hải quan; Mã người nhập khẩu; Mã người xuất khẩu; Mã đại lý hải quan; Số vận đơn; Số lượng; Tổng trọng lượng hàng (Gross); Phương tiện vận chuyển; Ngày hàng đến; Ngày hàng đến; Địa điểm xếp hàng; Số lượng container; Phân loại hình thức hóa đơn; Số tiếp nhận hóa đơn điện tử; Mã lý do đề nghị giải phóng hàng; Mã ngân hàng bảo lãnh; Năm phát hành bảo lãnh; Ký hiệu chứng từ bảo lãnh; Số chứng từ bảo lãnh.

- Các chỉ tiêu không được tờ khai hải quan điện tử hỗ trợ thông tin trên hệ thống:
+Về tờ khai nhập khẩu:
Người làm tờ khai không được khai các thông tin như: Phân loại cá nhân/tổ chức; Tên người nhập khẩu; Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến .

Mà thay vào đó người khai có thể thực hiện:
  • Trong thông quan khai bổ sung bằng nghiệp vụ IDA01, ghi chính xác nội dung khai bổ sung trên ô “Ký hiệu và số hiệu” của tờ khai hải quan.
  • Sau thông quan:
Người khai hải quan khai bổ sung bằng nghiệp vụ AMA, ghi chính xác tên người nhập khẩu trên ô “Phần ghi chú” của tờ khai sửa đổi.
Công chức hải quan căn cứ vào đề nghị sửa đổi và phê duyệt của Lãnh đạo Chi cục để thực hiện chức năng Chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống

+Về tờ khai xuất khẩu:
Người làm tờ khai không được khai các thông tin như: Tên người xuất khẩu; Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến

Mà thay vào đó người khai có thể thực hiện:
  • Trong thông quan:
Người khai hải quan sửa đổi bằng nghiệp vụ EDA01, ghi chính xác tên người xuất khẩu trên ô “Ký hiệu và số hiệu” của tờ khai hải quan.
  • Sau thông quan:
Người khai hải quan sửa đổi bằng nghiệp vụ AMA, ghi chính xác tên người xuất khẩu trên ô “Phần ghi chú” của tờ khai sửa đổi.

+Về tờ khai nhập khẩu đề nghị giải phóng hàng
Người làm tờ khai không được khai các thông tin như: Phân loại cá nhân/tổ chức; Ngày khai báo (dự kiến) (Không phải sửa đổi); Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến

Mà thay vào đó người khai có thể thực hiện:
  • Trong thông quan: Người khai sửa đổi bằng cách ghi thông tin đúng vào ô “Phần ghi chú”.
  • Sau thông quan: Người khai đề nghị sửa đổi bằng văn bản (mẫu 03/KBS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC)
Đối với địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến, Công chức hải quan căn cứ vào đề nghị sửa đổi và phê duyệt của Lãnh đạo Chi cục để thực hiện chức năng Chuyển địa điểm giám sát trên Hệ thống

Mong bài viết sẽ hữu ích với các bạn đang làm và học xuất nhập khẩu
 

Thành viên trực tuyến

Top