Khái quát chứng từ trong Thương mại và thanh toán quốc tế

Bài viết
2
Reaction score
0
Xuất phát từ đặc điểm của thương mại quốc tế là các bên mua bán thường ở các quốc gia khác nhau; do đo, các giao dịch mua bán, thực hiện hợp đồng, vận tải, bảo hiểm, thanh toán... thường dựa trên cơ sở các chứng từ. Chứng từ trong thương mại quốc tế là những văn bản chứa đựng các thông tin về hàng hóa, vận tải, bảo hiểm và thanh toán để chứng minh một sự việc, để nhận hàng, để thanh toán, để khiếu nại đòi bồi thường... Các chứng từ này là những bằng chứng có giá trị pháp lý, làm cơ sở cho việc giải quyết mọi vấn đề liên quan tới quan hệ thương mại, cũng như quan hệ thanh toán quốc tế.

Những chứng từ sử dụng trong thương mại và thanh toán quốc tế bao gồm nhiều loại, mỗi loại có nội dung và hình thức khác nhau. Tùy theo đặc điểm, nội dung và các mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng thương mại và tùy theo phương thức thanh toán, mà bộ chứng từ được lập với nội dung, số lượng, số loại và tính chất khác nhau. Căn cứ vào chức năng, ta có thể phân chia các chứng từ sử dụng trong thương mại và thanh toán quốc tế thành hai nhóm chính đó là: (i) Các chứng từ thương mại và (ii) Các chứng từ tài chính. Để có cái nhìn tổng quan về cấu trúc của các chứng từ, ta quan sát sơ đồ sau đây:

Từ sơ đồ cho thấy, có rất nhiều chứng từ được sử dụng trong thương mại và thanh toán quốc tế, trong đó vận đơn đường biển là một trong số chứng từ đó, tuy nhiên vận đơn là chứng từ quan trọng, bởi vì nó là chứng từ đại diện cho hàng hóa.

Trước đây và cũng như ngày này, vận tải bằng đường biển luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa quốc tế. Hiện
nay chuyrn chở bằng đường biển chiếm khoảng 80% về khối lượng và khoảng 65% về giá trị hàng hóa; ngược lại, vận tải hàng không chỉ chiếm một số lượng hàng hóa vận chuyển quốc tế khoảng 1% nhưng lại chiếm từ 20 tới 30% giá trị hàng hóa trong ngoại thương. Các phương tiện vận tải khác như đường sắt, đương bộ, đường sông, đường ống chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ đối với vận chuyển quốc tế.

Qua đó cho thấy, vận tải đường biển chiếm ưu thế cả về khối lượng và giá trị. Từ đó cho thấy vai trò nổi bật của vận đơn đường biển so với các chứng từ vận tải khác.

Chứng từ trong thương mại và thanh toán quốc tế bao gồm:
-Chứng từ thương mại:
+ Chứng từ vận tải
  • Vận đơn đường biển
  • Chứng từ vận tải đa phương thức
  • Biên lai gửi hàng đường biển
  • Vận đơn hàng không
  • Chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông, đường ống, và bưu điện
+ Chứng từ bảo hiểm
  • Bảo hiểm đơn
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm
  • Hợp đồng bảo hiểm bao
+ Chứng từ hàng hóa

- Chứng từ tài chính
  • Hối phiếu đòi nợ
  • Hối phiếu nhận nợ
  • Séc
 

Thành viên trực tuyến

Bài mới nhất

Top