Khi thất lạc vận đơn đường biển thì cần yêu cầu và thủ tục như thế nào?

Vũ Lan

New member
Bài viết
2
Reaction score
8
Tìm được bài tham khảo này share cho bạn nhé @At_Mo0n!

Vận đơn đường biển thường được phát hành dưới hai hình thức: vận đơn gốc (OBL) và seaway bill. Trường hợp mất OBL không áp dụng với lô hàng sử dụng seaway bill, bởi vì các lô hàng sử dụng seaway bill không yêu cầu xuất trình vận đơn gốc khi lấy hàng.

Theo định nghĩa, vận đơn đường biển là hợp đồng chuyên chở xác định quyền sở hữu hàng hoá, theo đó, ai cầm trong tay vận đơn gốc thì được quyền sở hữu hàng hóa. Bên sở hữu OBL có thể yêu cầu giao hàng bằng cách giao OBL cho người vận chuyển hoặc đại lý của mình. OBL có giá trị chuyển nhượng nên quyền sở hữu hàng hoá có thể được chuyển nhượng bằng ký hậu. Ngay cả người không phải là consignee trong vận đơn đích danh không thể chuyển nhượng vẫn có thể sở hữu hàng hoá một cách gian lận. Vì vậy với lô hàng sử dụng OBL, người vận chuyển chỉ giao hàng khi có sự xuất trình vận đơn gốc.

Người gửi hàng hoặc Người nhận hàng phải làm gì nếu thất lạc vận đơn gốc?
Trường hợp thất lạc vận đơn gốc, giải pháp sẽ là lấy hàng không cần xuất trình OBL tại cảng đến, hoặc phát
hành lại OBL tại cảng đi. Các chứng từ cần thiết bao gồm:
  1. Công văn thất lạc vận đơn gốc của Người gửi hàng (có letterhead của Người gửi hàng)
  2. Giấy ủy quyền của Người gửi hàng (có letterhead của Người gửi hàng)
  3. LOI của Người gửi hàng (có letterhead của Người gửi hàng)
  4. LOI của Người nhận hàng (có letterhead của Người nhận hàng)
  5. Thư bảo lãnh của Ngân hàng (có letterhead của Ngân hàng)
  6. Hóa đơn thương mại
  7. Phiếu đóng gói
  8. Nếu thất lạc do công ty chuyển phát nhanh, cần có thêm công văn thất lạc của công ty chuyển phát nhanh.
 

Minh Khang

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Bạn có thể giải thích cho mình biết thư đảm bảo (LOI – Letter of indemnity) là gì và tại sao cần có chữ ký của người có thẩm quyền trong công ty không?
 

Tố Nguyệt

New member
Bài viết
7
Reaction score
22
Bạn có thể giải thích cho mình biết thư đảm bảo (LOI – Letter of indemnity) là gì và tại sao cần có chữ ký của người có thẩm quyền trong công ty không?
Đây nhé bạn ;)
LOI là một công văn chính thức xác nhận rằng công ty ký LOI sẽ không đòi bồi thường người vận chuyển, khi người vận chuyển giải phóng hàng mà không có sự xuất trình OBL tại cảng đến, hoặc do người vận chuyển phát hành lại OBL. LOI cũng yêu cầu công ty phải bảo vệ quyền lợi của người vận chuyển đối với bất kỳ khiếu nại nào của bên thứ ba phát sinh từ yêu cầu đó. Vì LOI là nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ tài chính của công ty, nên cần có chữ ký của người có thẩm quyền để chứng minh rằng người ký có thể ràng buộc công ty đối với những trách nhiệm này.
 

Cao Huy

New member
Bài viết
2
Reaction score
1
Thế tại sao cần thư đảm bảo (LOI) của cả Người gửi hàng và Người nhận hàng vậy bạn? :unsure::unsure::unsure:
 

Út Thụ

New member
Bài viết
3
Reaction score
6
Thế tại sao cần thư đảm bảo (LOI) của cả Người gửi hàng và Người nhận hàng vậy bạn? :unsure::unsure::unsure:
Ngoài việc bảo vệ người vận chuyển khỏi những yêu cầu bồi thường từ người gửi hàng hoặc người nhận hàng trong trường hợp giao hàng sai, thư đảm bảo từ cả hai bên cũng đảm bảo rằng không có bên nào đang sở hữu OBL. LOI nhằm mục đích yêu cầu người vận chuyển phát hành lại OBL hoặc giải phóng hàng mà không cần xuất trình OBL và cả hai bên cần phải có văn bản thỏa thuận về yêu cầu của họ đối với nhà vận chuyển.
 

Hoàng Thảo

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Sao phải cần Thư bảo lãnh của Ngân hàng ngay cả khi Ngân hàng không liên quan đến lô hàng vậy ạ?
 

Thảo Nguyên

New member
Bài viết
3
Reaction score
3
Sao phải cần Thư bảo lãnh của Ngân hàng ngay cả khi Ngân hàng không liên quan đến lô hàng vậy ạ?
Cần thư bảo đảm của ngân hàng là do:
Thư bảo đảm (OBL) là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa; nếu người vận chuyển giao hàng cho người nhận hàng mà không có OBL, và có một bên khác xuất trình OBL và yêu cầu giao hàng, người vận chuyển có thể phải chịu trách nhiệm hai lần cho toàn bộ giá trị của hàng hóa, chưa kể các chi phí khác. Thư bảo lãnh ngân hàng, cũng có thể được coi như là công cụ tài chính, đảm bảo rằng người vận chuyển được đảm bảo thanh toán tất cả các chi phí liên quan đến việc giao hàng mà không có OBL.
 

Thành viên trực tuyến

Top