Chia sẻ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH - NỀN TẢNG CHO DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bài viết
17
Reaction score
0

Tổng quan khí nhà kính

Kiểm kê khí nhà kính là quá trình thu thập, đo lường và ghi nhận các loại khí nhà kính mà một tổ chức hoặc một quốc gia sản xuất và phát thải ra môi trường. Các loại khí nhà kính này bao gồm chủ yếu là carbon dioxide (CO2), methane (CH4), nitrous oxide (N2O), hydrofluorocarbons (HFCs), perfluorocarbons (PFCs), và sulfur hexafluoride (SF6).

Mục tiêu của kiểm kê khí nhà kính là đo lường và đánh giá tác động của các hoạt động con người đối với biến đổi khí hậu và môi trường. Thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu, tổ chức hoặc quốc gia có thể đưa ra các chiến lược và biện pháp để giảm thiểu phát thải khí nhà kính và tăng cường sự bền vững trong các hoạt động của mình.

Đối tượng cần phải kiểm kê khí nhà kính

Doanh nghiệp có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
  • Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
  • Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
  • Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.

Các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Có 6 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê bao gồm:

1724751682258.png


Quy trình thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Quá trình kiểm kê khí nhà kính thường bắt đầu với việc thu thập dữ liệu về các nguồn phát thải khí nhà kính, bao gồm từ các quá trình sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, và tiêu dùng năng lượng. Sau đó, dữ liệu này được đo lường và phân tích để xác định lượng khí nhà kính được sản xuất.

Các bước chính trong quá trình kiểm kê khí nhà kính bao gồm:

Bước 1: Xác định ranh giới hoạt động của cơ sở​

  • TCVN ISO 14064-1:2011, Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức.

Bước 2: Lựa chọn và thu thập dữ liệu hoạt động cho cơ sở​

  • Dữ liệu về tiêu thụ năng lượng
  • Dữ liệu về sản lượng
  • Dữ liệu về vận tải
  • Dữ liệu về xử lý chất thải

Bước 3: Lựa chọn hệ số phát thải cho cơ sở​

  • Xác định lượng khí nhà kính phát thải từ các hoạt động của cơ sở. Hệ số phát thải là một tham số được sử dụng để tính toán lượng khí nhà kính phát thải từ một đơn vị hoạt động.

Bước 4: Tính toán phát thải khí nhà kính cho cơ sở​

  • Tính toán lượng khí nhà kính phát thải từ các hoạt động của cơ sở. Lượng khí nhà kính phát thải được tính toán bằng cách nhân hệ số phát thải với lượng hoạt động.

Bước 5: Quy trình kiểm soát chất lượng cho cơ sở​

  • Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của kết quả kiểm kê khí nhà kính. Quy trình kiểm soát chất lượng

Bước 6: Đánh giá độ không chắc chắn cho cơ sở​

Bước 7: Tính toán lại kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở​

Bước 8: Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở​

  • Báo cáo kiểm kê khí nhà kính lĩnh vực quản lý chất thải cấp cơ sở được xây dựng theo Mẫu 06 Phụ lục II của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP
Xem thêm bài viết: Thẩm định, thẩm tra khí nhà kính

Để được tư vấn về dịch vụ đào tạo, kiểm kê khí nhà kính vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN QUỐC TẾ (ICB)
- Trụ sở: C9 Lô 8 KĐT Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, tp. Hà Nội
- Văn phòng miền Nam: 793 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 0911 289 136
- Email: danganh.icb@gmail.com
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top