Hồ Khánh Linh
New member
- Bài viết
- 1
- Reaction score
- 0
Liên quan đến vướng mắc của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn.
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất
Theo đó, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 247/QĐ-TCHQ ngày 2/3/2022 quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan Hải quan theo khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống camera. Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành công văn số 697/TCHQ-GSQL ngày 2/3/2022 hướng dẫn cụ thể.
Để triển khai thực hiện kiểm tra điều kiện giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất theo đúng quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP trước ngày 25/4/2022, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp chế xuất biết và thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 247/QĐ-TCHQ và công văn số 697/TCHQ-GSQL.
Trước đó, tại mục 5 công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 1/6/2021, cơ quan Hải quan cũng đã hướng dẫn triển khai thực hiện khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Tổng cục Hải quan đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam căn cứ quy định tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn nêu trên để thực hiện.
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng đề nghị cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan để doanh nghiệp chế xuất được áp dụng chính sách thuế là khu phi thuế quan sau thời hạn ngày 25/4/2022. Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, điểm b khoản 4 công văn số 697/TCHQ-GSQL ngày 2/3/3022 thì trường hợp quá thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 25/4/2021) nhưng doanh nghiệp chế xuất không thực hiện thông báo cho chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất theo mẫu số 25 phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày quá thời hạn 1 năm nêu trên.
Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp doanh nghiệp sau đó đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, có văn bản thông báo cho chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất để thực hiện kiểm tra và được chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất xác nhận đã đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhận đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.
Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP không có quy định về việc gia hạn nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan để doanh nghiệp chế xuất được áp dụng chính sách thuế là khu phi thuế quan sau thời hạn ngày 25/4/2022 và thẩm quyền gia hạn đối với trường hợp này. Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thông báo đến các doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện theo đúng quy định của Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Trường hợp các doanh nghiệp chế xuất vẫn chưa thực hiện thông báo mẫu số 25 phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp chế xuất thực hiện thông báo theo quy định; tìm hiểu rõ nguyên nhân, vướng mắc của doanh nghiệp chế xuất trong việc chậm trễ thực hiện thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Đồng thời hỗ trợ, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp chế xuất biết về chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp chế xuất sau thời điểm 25/4/2022.
Ngoài ra, các cục hải quan tỉnh, thành phố cần chủ động báo cáo với UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp chế xuất thực hiện dự án đầu tư về tình hình triển khai thực hiện theo quy định tại Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Đề nghị UBND tỉnh, thành phố có biện pháp đôn đốc các doanh nghiệp chế xuất chưa thực hiện thông báo cho cơ quan Hải quan về các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo mẫu số 25 phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì sớm thực hiện theo quy định.
Liên quan đến chính sách thuế đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện về kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp chế xuất, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Theo đó, trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chế xuất đã được cấp Giấy chúng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền (trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) trước ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động (bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan Hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, doanh nghiệp chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan nhiều lần nhưng không quá thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất
Theo đó, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 247/QĐ-TCHQ ngày 2/3/2022 quy định về cách thức kết nối, trao đổi dữ liệu hệ thống camera giám sát của doanh nghiệp chế xuất với cơ quan Hải quan theo khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP và việc giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất thông qua hệ thống camera. Tổng cục Hải quan cũng đã ban hành công văn số 697/TCHQ-GSQL ngày 2/3/2022 hướng dẫn cụ thể.
Để triển khai thực hiện kiểm tra điều kiện giám sát hải quan đối với doanh nghiệp chế xuất theo đúng quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP trước ngày 25/4/2022, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp chế xuất biết và thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 247/QĐ-TCHQ và công văn số 697/TCHQ-GSQL.
Trước đó, tại mục 5 công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 1/6/2021, cơ quan Hải quan cũng đã hướng dẫn triển khai thực hiện khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Tổng cục Hải quan đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam căn cứ quy định tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn nêu trên để thực hiện.
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng đề nghị cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan để doanh nghiệp chế xuất được áp dụng chính sách thuế là khu phi thuế quan sau thời hạn ngày 25/4/2022. Về vấn đề này, theo Tổng cục Hải quan, tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP, điểm b khoản 4 công văn số 697/TCHQ-GSQL ngày 2/3/3022 thì trường hợp quá thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 25/4/2021) nhưng doanh nghiệp chế xuất không thực hiện thông báo cho chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất theo mẫu số 25 phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP hoặc không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp không được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày quá thời hạn 1 năm nêu trên.
Theo Tổng cục Hải quan, trường hợp doanh nghiệp sau đó đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, có văn bản thông báo cho chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất để thực hiện kiểm tra và được chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất xác nhận đã đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp được áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ ngày chi cục hải quan nơi quản lý doanh nghiệp chế xuất có văn bản xác nhận đã đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.
Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP không có quy định về việc gia hạn nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan để doanh nghiệp chế xuất được áp dụng chính sách thuế là khu phi thuế quan sau thời hạn ngày 25/4/2022 và thẩm quyền gia hạn đối với trường hợp này. Do đó, Tổng cục Hải quan đề nghị Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thông báo đến các doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện theo đúng quy định của Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Trường hợp các doanh nghiệp chế xuất vẫn chưa thực hiện thông báo mẫu số 25 phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan yêu cầu các cục hải quan tỉnh, thành phố tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn doanh nghiệp chế xuất thực hiện thông báo theo quy định; tìm hiểu rõ nguyên nhân, vướng mắc của doanh nghiệp chế xuất trong việc chậm trễ thực hiện thông báo đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Đồng thời hỗ trợ, giải thích pháp luật cho doanh nghiệp chế xuất biết về chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp chế xuất sau thời điểm 25/4/2022.
Ngoài ra, các cục hải quan tỉnh, thành phố cần chủ động báo cáo với UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp chế xuất thực hiện dự án đầu tư về tình hình triển khai thực hiện theo quy định tại Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Đề nghị UBND tỉnh, thành phố có biện pháp đôn đốc các doanh nghiệp chế xuất chưa thực hiện thông báo cho cơ quan Hải quan về các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo mẫu số 25 phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP thì sớm thực hiện theo quy định.
Liên quan đến chính sách thuế đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện về kiểm tra, giám sát đối với doanh nghiệp chế xuất, Tổng cục Hải quan yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Theo đó, trong thời hạn tối đa không quá 1 năm kể từ ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, doanh nghiệp chế xuất đã được cấp Giấy chúng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền (trong trường hợp không phải thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) trước ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành và đang trong quá trình hoạt động (bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất đã được cơ quan Hải quan xác nhận về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) phải hoàn thiện các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP.
Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan, doanh nghiệp chế xuất được hoàn chỉnh các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan nhiều lần nhưng không quá thời hạn 1 năm kể từ ngày Nghị định 18/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Hy vọng thông tin được chia sẻ tại Diễn đàn xuất nhập khẩu sẽ hữu ích tới bạn đọc.
>>>>Xem nhiều: Review học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt?
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới