Logistic Là Gì? Quy Trình Logistics.

Bài viết
39
Reaction score
0
Chắc hẳn ai trong chúng ta đã nghe rất nhiều về Logistic nhưng chưa chắc đã hiểu rõ về thuật ngữ này. Vậy logistic là gì? Hãy cùng chúng tôi giải đáp câu hỏi này và tìm hiểu các phương thức hoạt động logistic nhé!

Logistic-la-gi.jpg

Định nghĩa Logistic là gì?
Logistic được hiểu nôm na là dịch vụ hậu cần. Logistic được hiểu là hậu cần là do bắt nguồn từ việc một chiến binh tên là « Logistikas» làm nhiệm vụ « hậu cần ». Thực hiện cung cấp nhu yếu phẩm cùng vũ khí cho quân đội trong trận chế Hy Lạp – La Mã cổ đại. Lâu dần nó hình thành nên khái niệm « quản lý logistic ».
Thực tế thì logistic là gì ? Logistic chính là quá trình xây dựng kế hoạch, kết hợp với việc áp dụng và kiểm soát sự lưu thông của hàng hóa vận chuyển cùng những thông tin liên quan từ điểm xuất phát (xuất xứ) tới nơi tiêu thụ (điểm cuối cùng) trong quá trình.
Để rõ nghĩa hơn, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong luật Việt Nam và cả trong học thuật thì « logistic nghĩa là gì » nhé!
Trong luật Việt Nam thì logistic nghĩa là gì?
Pháp luật Việt Nam cũng nói về khái niệm « logistic » lần đầu vào năm 2005. Cụ thể, Điều 233 – Luật thương mại 2005 định nghĩa logistic như sau :
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
LOGISTIC-LA-GI-1-1024x683.jpg

Định nghĩa Logistic mang tính học thuật.
Ngoài được quy định trong Luật thương mại Việt Nam năm 2005, thì định nghĩa “logistic là gì” còn được Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP) giải thích như sau:
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba.
Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.”
Phân loại Logistic.
Với những thông tin trên đây, bạn đã biết được “logistic nghĩa là gì” rồi đúng không? Giờ hãy tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về những hình thức Logistic nhé!
Thực tế, logistic được phân loại thành 4 phương thức hoạt động như sau:
1PL – Fisrt Party Logistics
1PL hay còn gọi là phương thức tự cung cấp. Điều này có nghĩa một đơn vị logistic sẽ sở hữu đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển. Kết hợp cùng nhân sự để tự phục vụ các hoạt động của mình. Những đơn vị này thường là những tập đoàn lớn mạnh có mạng lưới vận chuyển rộng khắp toàn cầu.
2PL – Second Party Logistics
2PL – hay còn gọi là logistic bên thứ 2. Đây là phương thức hoàn hảo dành cho những đơn vị thiếu cơ sở vật chất, phương tiện vận chuyển. Bởi họ sẽ thực hiện thuê lại của một bên thứ 2. Những tập đoàn Logistic cung cấp phương thức 2PL thường là hãng xe, tàu biển hoặc hãng hàng không. Có thể kể tới một vài cái tên như: Maersk(Mỹ), Wan Hai (Trung Quốc), NYK (Yusen Singapore),…
3PL – Third Party Logistics
3PL là gì – Đó chính là nhà cung cấp dịch vụ Logistic bên thứ 3. Tại đây, các đơn vị cung cấp 3PL thường sẽ một phần hoặc toàn bộ các các công đoạn trong hoạt động logistic. Tuy chỉ bắt đầu phổ biến từ năm 1970. Nhưng tới nay sau hơn 50 năm thì phương thức hoạt động này ngày càng được sử dụng nhiều. Bởi những ưu điểm như:
  • Áp dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến nên thích nghi dễ dàng;
  • Chất lượng dịch vụ cao bởi sử dụng toàn bộ chuyên viên logistic kinh nghiệm;
  • Khả năng mở rộng mạng lưới nhanh, giúp tiết kiệm thời gian cùng chi phí cho khách hàng;
  • Vận chuyển nhanh chóng bởi sở hữu hệ thống kho bãi và phân phối rộng khắp thế giới;
4PL – Fourth Party Logistics
4PL – nhà cung cấp Logistic chủ đạo sẽ cung cấp dịch vụ quản lý logistic. Tại đây, 4PL sẽ đóng vai trò điều phối đảm bảo toàn bộ chuỗi logistic hoạt động cùng mục tiêu.
Tạm Kết.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, đã cho bạn một cái nhìn tổng thể về các dịch vụ logistic. Và đồng thời định nghĩa được “Logistic là gì”. Dù là phương thức hoạt động nào thì khách hàng vẫn cần dựa trên nguồn lực và cơ sở vật chất cũng như sản phẩm/dịch vụ của mình để lựa chọn ra một phương thức phù hợp.
 

Thành viên trực tuyến

Top