Lựa chọn hình thức nhập khẩu

Tản Mạn

New member
Bài viết
2
Reaction score
1
Các hình thức nhập khẩu mà các công ty nhập khẩu thường áp dụng:

1. Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp là phương thức nhập khẩu mà nhà nhập khẩu giao dịch trực tiếp với nhà xuất khẩu để đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và trở thành chủ thể của giao dịch này.

Hoạt động này phải tuân thủ những quy định về pháp luật như quyền thương nhân, hàng hoá được phép nhập khẩu, thực hiện đúng quy định về thông quan nhập khẩu, quy định về chất lượng hàng hoá hay kiểm dịch, vệ sinh an toàn, và bảo vệ môi trường…

Nhà nhập khẩu đứng tên trên hợp đồng mua bán và tự tổ chức thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm như đã quy định trong hợp đồng. Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng có thể bao gồm những bước cơ bản sau:

  • Hỏi hàng
  • Đặt hàng
  • Hoàn giá
  • Chấp nhận đơn hàng
  • Xác nhận

Hình thức của hợp đồng nhập khẩu thường ở dạng văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương. Các hợp đồng này cs thể là một văn bản hoặc nhiều văn bản.

2.Nhập khẩu gián tiếp

Doanh nghiệp thường áp dụng hình thức nhập khẩu gián tiếp trong trường hợp doanh nghiệp đó không có mối liên hệ trực tiếp với thị trường, đối tác, bạn hàng hoặc các dịch vụ khác để nhập khẩu hàng hoá. Do đó, doanh nghiệp buộc phải sử dụng hình thức nhập khẩu này qua người thứ ba để đảm bảo nguồn hang phù hợp.

Hình thức này được các doanh nghiệp sử dụng thường xuất phát từ nguyên nhân như tính chất hàng hoá, thiếu khả năng nghiên cứu về cơ cấu thị trường, về cách thức thâm nhập thị trường, không có bạn hàng hoặc đối tác tin cậy, do các quy định luật pháp không cho phép nhập khẩu trực tiếp,…

Phương pháp nhập khẩu gián tiếp cũng mang lại nhiều chi phí và rủi ro hơn có thể phát sinh từ bên thứ ba.

3. Nhập khẩu tại chỗ

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ là hàng hoá do thương nhân trong nước xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng theo chỉ định của thương nhân nước ngoài hàng hoá đó được giao cho thương nhân trong nước khác trong cùng lãnh thổ. Như vậy, trong hoạt động này có sự tham gia của ba chủ thể là người xuất khẩu tại chỗ, người nhập khẩu tại chỗ và thương nhân nước ngoài. Theo đó, người xuất khẩu tại chỗ là người bán hàng cho thương nhân nước ngoài nhưng được chỉ định giao hàng trong nước. Người nhập khẩu tại chỗ là người mua hàng của thương nhân nước ngoài nhưng được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng tại Việt Nam từ người xuất khẩu tại chỗ.

Hàng hoá nhập khẩu tại chỗ thường là sản phẩm, nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc gia công. Hoạt động này thường nhận được ưu đãi về thuế và hải quan.

Để thực hiện nhập khẩu tại chỗ cần có hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hoặc hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng này độc lập với hợp đồng bán hàng của nhà xuất khẩu tại chỗ. Quá trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu tại chỗ được tiến hành tuân thủ những quy định pháp luật của nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ.

Nhập khẩu tại chỗ sẽ góp phần tiết kiệm các chi phí vận chuyển và giao nhận hàng hoá, đồng thời đáp ứng được thời gian giao hàng phục vụ quá tình sản xuất.
 

Thành viên trực tuyến

Top