Miễn trừ trách nhiệm đối với chứng từ trong giao dịch L/C theo UCP 600

Bài viết
2
Reaction score
1
Các ngân hàng tham gia giao dịch L/C là theo sự ủy nhiệm của khách hàng, do đó, về nguyên tắc các ngân hàng không chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý, tính hiệu lực của chứng từ xuất trình.

Cụ thể:
- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về hình thức, sự hoàn thiện, chính xác, chân thực, sự giả mạo hoặc giá trị pháp lý của những chứng từ mà họ nhận được từ phía xuất trình. Các ngân hàng liên quan đến giao dịch L/C bao gồm: Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo, Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng được chỉ định...(tùy thuộc vào từng trường hợp).
Nếu ngân hàng kiểm tra với sự cẩn thận hợp lý mà không thể phát hiện ra sự gian lận trên chứng từ như: Chữ ký, con dấu... thì ngân hàng được miễn trách. Nhưng nếu do bất cẩn, ngân hàng không nhận ra sự giả mạo trên thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Chữ ký của người cấp vận đơn là giả mạo không đúng theo mẫu chữ ký đăng ký tại ngân hàng, nhưng do bất cẩn, ngân hàng không phát hiện ra, hậu quả là hàng bị mất, do đó, ngân hàng phải chịu trách nhiệm đền bù.
mien-tru-trach-nhiem-chung-tu-xuat-nhap-khau.jpg

- Các ngân hàng được miễn trách đối với những điều kiện chung và riêng ghi trên chứng từ và được ghi thêm. Ví dụ, những điều kiện chung ghi ở vận đơn, hoặc các điều kiện riêng như: "cước phí đã trả", "đã bốc", "vận đơn bẩn". "vận đơn sạch"... hoặc các điều kiện chứng thể hiện trên Bảo hiểm đơn và các điều kiện như: "institute cargo clause" (all risk), institute..., những chứng từ do người khác ghi thêm (không phải người phát hành) nhưng không thể phát hiện được thì ngân hàng được miễn trách.

- Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự mô tả hàng hóa bao gồm: tên, chủng loại hàng hóa, số lượng, trọng lượng, chất lượng, tình trạng hàng hóa, bao bì đóng gói... miễn rằng chúng được mô tả đúng theo quy định của L/C và không mâu thuẫn với nhau, phù hợp với UCP.

- Ngân hàng không cần biết đến thiện chí, hành vi, sự tín nhiệm của người xuất khẩu, khả năng thanh toán của người nhập khẩu, việc thực hiện chức trách của người chuyên chở, người giao nhận, người bảo hiểm, hoặc bất kỳ ai liên quan đến giao dịch hàng hóa theo L/C. Điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất giao dịch bằng L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ, độc lập với các hợp đồng cơ sở và độc lập với giao dịch hàng hóa. Nếu ngân hàng đã "cẩn thận hợp lý" mà vẫn không phát hiện ra hành vi giả mạo, lừa đảo... thì ngân hàng được miễn trách về những hậu quả phát sinh.
Ví dụ, nếu người yêu cầu mở L/C biết rõ là hàng hóa không được giao nhưng bộ chứng từ giả mạo được xuất trình đòi tiền tại ngân hàng, nhưng ngân hàng không thể phát hiện ra. Người mua kháng nghị, yêu cầu ngân hàng không thanh toán và đưa ra sự việc ra tòa án can thiệp. Lúc này, theo luật quốc gia, các khả năng xảy ra như sau:

Khả năng 1: Phán quyết của Tòa án sẽ có hiệu lực ràng buộc tất cả các bên liên quan. Đến đây ta phân biệt hai tình huống: Thứ nhất, nếu ngân hàng đã thanh toán trên cơ sở chứng từ hợp lệ, sau đó mới nhận được lệnh ngưng thanh toán của tòa án, thì ngân hàng được miễn trách theo đúng quy tắc giao dịch bằng L/C; thứ hai, sau khi nhận được lệnh ngưng thanh toán của tòa án, mà ngân hàng vẫn thanh toán cho người hưởng, thì ngân hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mở.

Khả năng 2: Nếu luật quốc gia quy định: "Ngân hàng phải ngưng thanh toán khi nhận được khiếu nại của người mở về sự lừa đảo của người hưởng cho đến khi có phán quyết của tòa án", mà ngân hàng làm trái thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu phát sinh. Điều này là có thể, bởi vì UCP chỉ là những quy tắc tùy ý, mà không phải là một bộ luật, nghĩa là việc viện dẫn chiếu UCP vào L/C không ngăn cản tòa án áp dụng luật quốc gia.
Ngân hàng phát hành chỉ ngừng hoặc không thanh toán chứng từ hợp lệ khi có phán quyết của tòa án địa phương. Thiệt hại do gian lận, lừa đảo phải do chính người mở yêu cầu mở L/C gánh chịu vì chính họ là người có lỗi trong việc chọn đối tác kinh doanh.
 
Sửa lần cuối:
Top