Miễn trừ trong việc chuyển giao chứng từ trong giao dịch L/C theo UCP 600

Bài viết
2
Reaction score
1
Các ngân hàng liên quan đến giao dịch L/C được miễn trách nhiệm trọng các trường hợp bất khả kháng, tức những rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng như: bức điện bị nhiễu loạn do thời tiết, chứng từ gửi đến bị chậm, thất lạc, mất mát, bản fax bị nhòe, mờ... Tất cả những rủi ro này nằm ngoài ý muốn của các bên liên quan, kể cả ngân hàng. Ngân hàng được miễn trách về những hậu quả phát sinh do có những trục trặc này gây ra. Rủi ro thuộc về bên nào thì bên đó chịu.
Ví dụ, một ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo và đã điện báo cho Ngân hàng phát hành về việc làm của mình, nhưng chứng từ gửi đi cho Ngân hàng phát hành bị mất dọc đường (do nguyên nhân bất khả kháng) thì Ngân hàng phát hành vẫn phải hoàn trả và đương nhiên, người mở mới là người chịu rủi ro này. Như vậy, rủi ro chuyển từ người hưởng sang Ngân hàng phát hành khi chứng từ hợp lệ đã được ngân hàng được chỉ định chấp nhận; và Ngân hàng được chỉ định có quyền được hoàn trả tiền vào thời điểm mà nó phải được thanh toán nếu chứng từ không bị mất; nếu Ngân hàng phát hành có trách nhiệm thanh toán không chậm trễ. Tuy nhiên, người bị mất chứng từ thục sự mới là người mở L/C, bởi vì đây không phải là lỗi của Ngân hàng phát hành và Ngân hàng phát hành cũng không thể kiểm soát được những tình huống bất khả kháng. Hơn nữa, các giao dịch như vậy, ngân hàng đều thực hiện theo yêu cầu của người mở, do đó, Ngân hàng phát hành phải được miễn trách trước những tình huống bất khả kháng như vậy.
Từ quy tắc trên cho thấy, nếu trước khi chứng từ bị mất dọc đường, mà Ngân hàng được chỉ định không phát hiện ra lỗi chứng từ, thì chứng từ được xem là hợp lệ. do đó, nó được hoàn trả bởi Ngân hàng phát hành. Nhưng, sau đó nếu chứng từ được tìm thấy, Ngân hàng phát hành phát hiện ra lỗi chứng từ , thì Ngân hàng được chỉ định phải hoàn lại tiền (gốc và lãi) cho Ngân hàng phát hành.
mien-tru-trach-nhiem-doi-voi-chung-tu.jpg

Điều lưu ý là, Ngân hàng được chỉ định phải thực hiện đúng quy định của L/C trong việc gửi chứng từ, ngược lại nó phải chịu hậu quả. Ví dụ. L/C yêu cầu chứng từ được gửi làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3-4 ngày bằng DHL cho Ngân hàng phát hành. Nhưng Ngân hàng được chỉ định chỉ gửi một lần và bị mất. Trường hợp này Ngân hàng phát hành từ chối thanh toán vì chứng từ bị mất do Ngân hàng được chỉ định không thực hiện đúng yêu cầu gửi chứng từ của L/C. Nếu bộ chứng từ được gửi 2 lần (lần đầu 2/3 hoặc 3/4 của mỗi loại, lần sau còn lại), thì hiếm khi cả hai lần bị mất, Ngân hàng phát hành sẽ nhận được chứng từ tuy bị thiếu so với quy định của L/C, nhưng vẫn kiểm soát được hàng hóa. Đề phòng ngừa rủi ro bị mất dọc đường, một số L/C yêu cầu chứng từ được gửi làm 2 lần cho an toàn.
Khi nhận được các chỉ thị không đầy đủ như mất dòng, mất đoạn, hoặc chỉ nhận được một phần bức điện của L/C, hoặc các chỉ thị không rõ ràng có thể do nhiều loạn, không thể đọc được, hoặc do các điều kiện của L/C, sửa đổi L/C mập mờ, hiểu hai các đều đúng hoặc thiếu logic, mâu thuẫn, ảnh hưởng đến việc thực hiện của L/C hay sửa đổi L/C thì Ngân hàng thông báo cần hành động theo nguyên tắc nhất quán ;à: Phải thông báo ngay cho Ngân hàng phát hành về thực trạng bức điện, đồng thời yêu cầu Ngân hàng phát hành xác nhận lại chỉ thị trên. Từ nguyên tắc này, Ngân hàng thông báo có quyền lựa chọn:
- Hoặc yêu cầu Ngân hàng phát hành xác nhận lại bức điện nhiễu loạn. hoặc những điều khoản của L/C không rõ ràng trước khi thông báo cho người hưởng.
-Hoặc sơ báo cho người hưởng bức điện nhận được với lời ghi chú về thực trạng bức điện và nêu rõ là mình không chịu trách nhiệm về sơ báo này, đồng thời yêu cầu Ngân hàng phát hành thực hiện lại bức điện trên để L/C có giá trị thực hiện.
- Hoặc, nếu nội dung L/C không có quá nhiều lỗi, ngân hàng có thể thông báo bình thường cho người hưởng nhưng lưu ý những điểm không rõ ràng để tiến hành sửa đổi L/C.
Ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm nếu những nỗ lực của mình không thành, hoặc sự chậm trễ ngoài tầm kiểm soát của mình. Ngân hàng phát hành cũng không có lỗi do sự nhiễu loạn viễn thông, nên không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này của L/C.
Ngân hàng thông báo có thể dịch, giải thích các điều khoản, điều kiện, thuật ngữ... của L/C theo hoặc không theo yêu cầu của khách hàng. Nhưng không ai buộc ngân hàng phải làm như vậy nếu ngân hàng không muốn hoặc không có khả năng làm. Do vậy, họ hoàn toàn không ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ về những sai sót nếu có.
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top