Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, và được sử dụng vào nhiều công việc khác nhau, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế bằng L/C. Chính vì vậy, việc nhận biết các loại vận đơn và ý nghĩa của chúng là vấn đề hết sức quan trọng đối với những người có liên quan, đặc biệt là đối với nhà xuất nhập khẩu, các ngân hàng… Có thể dựa vào tình trạng hàng hóa, đặc điểm hành trình, ghi chú trên vận đơn, khả năng lưu thông để nhận biết các loại vận đơn
I.Một số các loại vận đơn đường biển thông dụng
1. Vận đơn đã bốc hàng lên tàu
- Trong thương mại quốc tế, các điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF, CFR được sử dụng phổ biến, do đó nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành L/C thường yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển loại “ Đã bốc hàng lên tàu” thì mới được thanh toán tiền hàng
- Cụm từ “ đã bốc hàng lên tàu” có thể được in sẵn hoặc không được in sẵn trên vận đơn. Nếu chưa được in sẵn, để trở thành vận đơn “đã bốc hàng lên tàu” người phát hành sẽ ghi thêm hay đóng dấu các chữ sau đây lên trên mặt trước của vận đơn “ shipped on Board”, “ On Board”, “ Shipped” hoặc “ Laden on Board”. Như vậy, cầm vận đơn nếu có in sẵn hoặc có ghi hay đóng dấu thêm các chữ như vậy thì vận đơn đó goi là “vận đơn đã bốc hàng lên tàu”
2. Vận đơn nhận hàng để chở
Vận đơn nhận hàng để chở là loại vận đơn được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng để chở và cam kết:
-Sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định như đã ghi trên vận đơn
-Hàng hóa được vận chuyển bằng con tàu như đã ghi trên vân đơn
Trong trường hợp, nếu người chuyên chở đã nhận hàng nhưng lại chưa bốc hàng lên tàu do chưa có tàu hay chưa làm xong thủ tục để xếp hàng, hoặc chưa đủ hàng để xếp đầy đủ lên tàu thì người chuyên chở chỉ có thể cấp cho người gửi hàng một vận đơn nhận hàng để chở
3. Vận đơn hoàn hảo
Là vận đơn không có phê chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì. Chỉ những phê chú thể hiện rõ ràng về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa hoặc bao bì mới làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo
Vận đơn hoàn hảo không cần phải ghi từ “Hoàn hảo – Clean”. Ngay cả khi từ này được ghi trên vận đơn nhưng vận đơn lại có phê chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì thì thì vân đơn vẫn bị xem là không hoàn hảo. Để phân biệt vận đơn hoàn hảo và không hoàn hảo ta phai căn cứ vào phê chú về hàng hóa hoặc bao bì trên vận đơn chứ không căn cứ vào việc có ghi hay không ghi từ hoàn hảo (không hoàn hảo ) trên vận đơn
4. Vận đơn gốc
- Là Bill cho hãng tàu hoặc forwader phát hành. Trên Bill Phải là bản có chữ ký bằng tay (manually signed), đây cũng là điều quan trọng nhất để phân biệt đó là vận đơn gốc hay không, mọi vận đơn có đóng đấu hay có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay lên trên vận đơn đều không được coi là vận đơn gốc.
- Các bản sao, chụp (photocopy), in, đánh máy mà được ký bằng tay thì cũng được coi là vận đơn gốc
- Vận đơn được in sẵn hoặc đóng dấu chữ “Original” lên mặt trước của vận đơn.
5. Vận đơn theo lệnh
Là vận đơn mà trên đó ghi giao hàng theo lệnh một người nào đó. Trong thực tế, vận đơn theo lệnh thường là :
- Theo lệnh của một người đích danh
- Theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C. Để kiểm soát hàng hóa, các ngân hàng phát hành L/C thường quy định hàng hóa được giao theo lệnh của mình
- Theo lệnh của người gửi hàng. Theo tập quán, nếu vận đơn chỉ chỉ ghi “ To order of” thì cũng được hiểu là giao hàng theo lệnh của người gửi hàng
6. Vận đơn vô danh
Là vân đơn không ghi tên người nhận hàng đích danh và cũng không ghi giao hàng lệch đích danh của ai. Vận đơn vô danh có thể chuyển thành vân đơn đích danh hay vận đơn theo lệnh. Ngoài ra nếu một vận đơn mà trong ô Consignee không ghi tên người nhận hàng hoặc giao hàng theo lệnh trống, thì phải hiểu giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, do đó không được xem vận đơn này là vận đơn vô danh
II. Kết luận
Vận đơn là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong thương mại và thanh toán quốc tế. Để giảm thiểu rủi ro và các tranh chấp thì việc nhận biết và sử dụng tốt các loại vận đơn là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế và những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
I.Một số các loại vận đơn đường biển thông dụng
1. Vận đơn đã bốc hàng lên tàu
- Trong thương mại quốc tế, các điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF, CFR được sử dụng phổ biến, do đó nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành L/C thường yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển loại “ Đã bốc hàng lên tàu” thì mới được thanh toán tiền hàng
- Cụm từ “ đã bốc hàng lên tàu” có thể được in sẵn hoặc không được in sẵn trên vận đơn. Nếu chưa được in sẵn, để trở thành vận đơn “đã bốc hàng lên tàu” người phát hành sẽ ghi thêm hay đóng dấu các chữ sau đây lên trên mặt trước của vận đơn “ shipped on Board”, “ On Board”, “ Shipped” hoặc “ Laden on Board”. Như vậy, cầm vận đơn nếu có in sẵn hoặc có ghi hay đóng dấu thêm các chữ như vậy thì vận đơn đó goi là “vận đơn đã bốc hàng lên tàu”
2. Vận đơn nhận hàng để chở
Vận đơn nhận hàng để chở là loại vận đơn được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng để chở và cam kết:
-Sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định như đã ghi trên vận đơn
-Hàng hóa được vận chuyển bằng con tàu như đã ghi trên vân đơn
Trong trường hợp, nếu người chuyên chở đã nhận hàng nhưng lại chưa bốc hàng lên tàu do chưa có tàu hay chưa làm xong thủ tục để xếp hàng, hoặc chưa đủ hàng để xếp đầy đủ lên tàu thì người chuyên chở chỉ có thể cấp cho người gửi hàng một vận đơn nhận hàng để chở
3. Vận đơn hoàn hảo
Là vận đơn không có phê chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì. Chỉ những phê chú thể hiện rõ ràng về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa hoặc bao bì mới làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo
Vận đơn hoàn hảo không cần phải ghi từ “Hoàn hảo – Clean”. Ngay cả khi từ này được ghi trên vận đơn nhưng vận đơn lại có phê chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì thì thì vân đơn vẫn bị xem là không hoàn hảo. Để phân biệt vận đơn hoàn hảo và không hoàn hảo ta phai căn cứ vào phê chú về hàng hóa hoặc bao bì trên vận đơn chứ không căn cứ vào việc có ghi hay không ghi từ hoàn hảo (không hoàn hảo ) trên vận đơn
4. Vận đơn gốc
- Là Bill cho hãng tàu hoặc forwader phát hành. Trên Bill Phải là bản có chữ ký bằng tay (manually signed), đây cũng là điều quan trọng nhất để phân biệt đó là vận đơn gốc hay không, mọi vận đơn có đóng đấu hay có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay lên trên vận đơn đều không được coi là vận đơn gốc.
- Các bản sao, chụp (photocopy), in, đánh máy mà được ký bằng tay thì cũng được coi là vận đơn gốc
- Vận đơn được in sẵn hoặc đóng dấu chữ “Original” lên mặt trước của vận đơn.
5. Vận đơn theo lệnh
Là vận đơn mà trên đó ghi giao hàng theo lệnh một người nào đó. Trong thực tế, vận đơn theo lệnh thường là :
- Theo lệnh của một người đích danh
- Theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C. Để kiểm soát hàng hóa, các ngân hàng phát hành L/C thường quy định hàng hóa được giao theo lệnh của mình
- Theo lệnh của người gửi hàng. Theo tập quán, nếu vận đơn chỉ chỉ ghi “ To order of” thì cũng được hiểu là giao hàng theo lệnh của người gửi hàng
6. Vận đơn vô danh
Là vân đơn không ghi tên người nhận hàng đích danh và cũng không ghi giao hàng lệch đích danh của ai. Vận đơn vô danh có thể chuyển thành vân đơn đích danh hay vận đơn theo lệnh. Ngoài ra nếu một vận đơn mà trong ô Consignee không ghi tên người nhận hàng hoặc giao hàng theo lệnh trống, thì phải hiểu giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, do đó không được xem vận đơn này là vận đơn vô danh
II. Kết luận
Vận đơn là chứng từ quan trọng không thể thiếu trong thương mại và thanh toán quốc tế. Để giảm thiểu rủi ro và các tranh chấp thì việc nhận biết và sử dụng tốt các loại vận đơn là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế và những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
Bài viết liên quan
Được quan tâm
Bài viết mới