Một số loại hình xuất nhập khẩu

Lê Thị Oanh

New member
Bài viết
2
Reaction score
0
Trong xuất nhập khẩu cũng có những loại hình xuất nhập khẩu khác nhau, đây là căn cứ để xác định mức thuế mà doanh nghiệp phải chịu hoặc được hưởng ưu đãi về thuế.

1.Quà tặng, biếu, tài sản di chuyển, hành lý

Cá nhận được nhập khẩu hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh bao gồm: Tài sản di chuyển hoặc quà biếu, quà tặng hoặc hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.

2.Hàng mẫu không thanh toán, sửa chữa, bảo hành, thuê mượn

Thương nhân được tạm xuất, tái nhập các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài.

Hàng hóa nhập khẩu là hàng mẫu không thanh toán được nhập khẩu không hạn chế số lượng, trị giá.

3.Xuất nhập khẩu thương mại

Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;

4. Gia công cho thương nhân nước ngoài

Gia công là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao

+ Thương nhân được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng nhận gia công sau khi được Bộ trưởng Bộ Công Thương cấp phép theo trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép thương nhân thực hiện hoạt động gia công hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.

5.Đặt gia công ở nước ngoài

+ Thương nhân được đặt gia công ở nước ngoài hàng hóa lưu thông hợp pháp

+ Việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

+ Thương nhân thực hiện nghĩa vụ về thuế đối với việc nhập khẩu sản phẩm gia công phục vụ tiêu dùng trong nước theo quy định của pháp luật về thuế.

6.Thuê gia công lại

Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài nhưng không trực tiếp gia công mà thuê tổ chức, cá nhân khác gia công toàn bộ hoặc gia công công đoạn (thuê gia công lại) thì tổ chức, cá nhân ký kế hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, báo cáo quyết toán hợp đồng gia công với cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng gia công này.

7.Sản xuất xuất khẩu

Sản xuất, xuất khẩu là phương thức kinh doanh mà doanh nghiệp nhập (mua) nguyên vật liệu để sản xuất, chế biến ra sản phẩm sau đó xuất khẩu (bán). Đây là hình thức mua đứt bán đoạn và không chịu phụ thuộc. Doanh nghiệp tự quyết được nguyên vật liệu mình nhập về và thành phẩm mình xuất đi.

8.Tạo tài sản cố định của dự án đầu tư (TSCĐ)

Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế nhập khẩu. Chủ dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ thông báo Danh mục miễn thuế theo quy định trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đầu tiên.

9. Trả lại/ bị trả lại

+ Các hình thức tái xuất hàng hóa nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan bao gồm:

  • Tái xuất để trả cho khách hàng nước ngoài
  • Tái xuất sang nước thức ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan
+ Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại bao gồm:

  • Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế sau đó là tái xuất
  • Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa
  • Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài)
  • Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.
10.Kinh doanh tạm nhập tái xuất

Kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

+ Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:

  • Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất phải đpá ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
  • Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định.
+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định

+ Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

+ Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất trong nội địa phải được thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa.

Để hiểu thêm về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo và học xuất nhập khẩu được cập nhật hằng ngày trên diễn đàn xuất nhập khẩu - logistics này.
 

Thành viên trực tuyến

Top