Ngân hàng phát hành có thể phát hành L/C có nội dung khác với nội dung quy định trong hợp đồng ngoại thương, là vì:
Thứ nhất, khi phát hành L/C, Ngân hàng phát hành phải dựa vào đơn do người nhập khẩu gửi đến và L/C phải có nội dung phù hợp với đơn thì Ngân hàng phát hành mới có cơ sở pháp lý để đòi tiền nhà nhập khẩu sau khi thanh toán bộ chứng từ xuất trình phù hợp.
Thứ hai, do giao dịch L/C là độc lập với hợp đồng cơ sở, do đó, trong một số trường hợp, khi kỳ hợp đồng bị hớ, hay diễn biến thị trường quá bất lợi, thì nhà nhập khẩu có thể làm đơn mở L/C có nội dung phù hợp với tình hình thực tế của thị trường (thậm chí có thể theo ý chủ quan của nhà nhập khẩu). Để được Ngân hàng phát hành chấp nhận những khác biệt này, thông thường nhà nhập khẩu phải có công văn đề nghị chính thức nói rõ những điểm khác đó để ngân hàng chấp nhận.
Đối với người thụ hưởng: Khi nhận được L/C có nội dung khác với hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu thường yêu cầu nhà nhập khẩu cho biết lý do và yêu cầu Ngân hàng phát hành sửa đổi L/C. Vì là chủ ý của nhà nhập khẩu nên L/C sẽ không được sửa đổi. Nhà xuất khẩu sẽ có 2 sự lựa chọn.
Thứ nhất, tuân thủ thực hiện L/C.
Thứ hai, không thực hiện L/C mà kiện nhà nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương để đòi bồi thương theo điều khoản phạt hợp đồng (nếu có)
Ví dụ: Hợp đồng ngoại thương quy định điều khoản về giá là 100 USD/1 đơn vị hàng hóa, điều khoản phạt không mở L/C hay mở không đúng hợp đồng là 5%. Nếu giá hàng hóa trên thị trường giảm xuống cong 85 USD/1 đơn vị hàng hóa, nhà nhập khẩu tuân thủ hợp đồng sẽ bị lỗ 15% giá trị hợp đồng.
Vậy, giải pháp là cứ mở L/C với đơn giá thị trường chỉ 85 USD. Nhà xuất khẩu nhận được L/C sẽ cân nhắc, nếu thực hiện L/C thì tỷ suất lợi nhuận (ví dụ) là 15%, nếu không thực hiện L/C thì nhận được khoản bồi thường 5% trong khi đó chi phí tìm đối tác mới và ký kết hợp đồng là 5%. Hỏi nếu ta là nhận xuất khẩu thì có nên thực hiện hay không thực hiện L/C.
Thứ nhất, khi phát hành L/C, Ngân hàng phát hành phải dựa vào đơn do người nhập khẩu gửi đến và L/C phải có nội dung phù hợp với đơn thì Ngân hàng phát hành mới có cơ sở pháp lý để đòi tiền nhà nhập khẩu sau khi thanh toán bộ chứng từ xuất trình phù hợp.
Thứ hai, do giao dịch L/C là độc lập với hợp đồng cơ sở, do đó, trong một số trường hợp, khi kỳ hợp đồng bị hớ, hay diễn biến thị trường quá bất lợi, thì nhà nhập khẩu có thể làm đơn mở L/C có nội dung phù hợp với tình hình thực tế của thị trường (thậm chí có thể theo ý chủ quan của nhà nhập khẩu). Để được Ngân hàng phát hành chấp nhận những khác biệt này, thông thường nhà nhập khẩu phải có công văn đề nghị chính thức nói rõ những điểm khác đó để ngân hàng chấp nhận.
Đối với người thụ hưởng: Khi nhận được L/C có nội dung khác với hợp đồng ngoại thương, nhà nhập khẩu thường yêu cầu nhà nhập khẩu cho biết lý do và yêu cầu Ngân hàng phát hành sửa đổi L/C. Vì là chủ ý của nhà nhập khẩu nên L/C sẽ không được sửa đổi. Nhà xuất khẩu sẽ có 2 sự lựa chọn.
Thứ nhất, tuân thủ thực hiện L/C.
Thứ hai, không thực hiện L/C mà kiện nhà nhập khẩu theo hợp đồng ngoại thương để đòi bồi thương theo điều khoản phạt hợp đồng (nếu có)
Ví dụ: Hợp đồng ngoại thương quy định điều khoản về giá là 100 USD/1 đơn vị hàng hóa, điều khoản phạt không mở L/C hay mở không đúng hợp đồng là 5%. Nếu giá hàng hóa trên thị trường giảm xuống cong 85 USD/1 đơn vị hàng hóa, nhà nhập khẩu tuân thủ hợp đồng sẽ bị lỗ 15% giá trị hợp đồng.
Vậy, giải pháp là cứ mở L/C với đơn giá thị trường chỉ 85 USD. Nhà xuất khẩu nhận được L/C sẽ cân nhắc, nếu thực hiện L/C thì tỷ suất lợi nhuận (ví dụ) là 15%, nếu không thực hiện L/C thì nhận được khoản bồi thường 5% trong khi đó chi phí tìm đối tác mới và ký kết hợp đồng là 5%. Hỏi nếu ta là nhận xuất khẩu thì có nên thực hiện hay không thực hiện L/C.
Bài viết liên quan
Thanh toán quốc tế
bởi an chi,
Bài viết mới
Thanh toán quốc tế
bởi an chi,