NGÀNH LOGISTICS VIỆT NAM

Trang Vũ

Member
Bài viết
21
Reaction score
27
Ngành logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế: Khi dịch vụ logistics một cách phát triển hiệu quả sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Hiện nay Đức là quốc gia đứng đầu thế giới về hiệu quả hoạt động logistics, được đo lường thông qua chỉ số LPI.

Trong các hoạt động vận tải quốc tế, vận tải đường biển luôn là phương thức chính, chiếm hơn 90% sản lượng hàng hóa thương mại thế giới. Ngành công nghiệp vận tải container đạt kết quả không mấy khả quan do mất cân bằng cung cầu kéo dài. Trong khi đó, vận chuyển hàng hóa hàng không quốc tế có xu hướng tăng nhẹ sản lượng qua các năm. Thị trường dịch vụ kho bãi có xu hướng ngày càng mở rộng do nhu cầu gia tăng.

Tại Việt Nam, ngành logistics có quy mô ngày càng tăng. Tuy nhiên, tiềm năng ngành vẫn chưa được khai thác hết, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng dưới ¼ nhu cầu logistics. Việt Nam đứng thứ 64/160 nước và nằm trong top giữa của khối ASEAN theo xếp hạng chỉ số LPI.

Hoạt động vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu toàn ngành logistics. Sản lượng vận chuyển hàng hóa 6T/2018 ước tính tăng 9.3% so với cùng kỳ 2017. Vận tải đường bộ đóng góp tỷ trọng doanh thu lớn nhất toàn ngành. Vận tải đường sắt có sản lượng hàng hóa thông qua liên tục giảm trong các năm qua.

Ngành logistics Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức như thách thức về rủi ro cạnh tranh khi việc gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu khiến logistics trở thành ngành dịch vụ quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động logistics luôn tiềm ẩn những rủi ro từ bên trong tổ chức và các yếu tố bên ngoài như các rủi ro trong quá trình vận chuyển, phân phối thuê ngoài, quản lý nguồn nhân lực, nhà cung cấp,… VIRAC dự báo giai đoạn 2018- 2020, đường bộ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng thấp và vẫn là loại hình vận tải chiếm doanh thu lớn nhất. Ngành cảng biển tiếp tục tăng trưởng tốt.

Trong một bài phỏng vấn, ông Nguyễn Tương, cố vấn cao cấp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) khẳng định Hà Nội có đủ điều kiện phát triển thành trung tâm dịch vụ Logistics của cả nước. Song những rào cản về cơ sở hạ tầng chưa tương ứng, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động logistics như chuỗi dịch vụ chuyên chở, lưu chữ và cung ứng hàng hóa còn chồng chéo, thiếu tính ổn định, nguồn nhân lực không chuyên nghiệp… đang là lỗ hổng lớn làm chậm sự phát triển của ngành dịch vụ logicstics của Hà Nội.

Giám đốc Công ty Delta International, ông Trần Đức Nghĩa khẳng định với vận tải liên tỉnh đến Hà Nội có khối lượng lớn chiếm 55% tổng lưu lượng hàng hóa lưu chuyển, thì Hà Nội cũng chính là trung tâm logistics của cả nước. Vị giám đốc dẫn số liệu tuyến Hà Nội – Hải Phòng, lượng hàng hai chiều trên cùng một tuyến vận tải là khá cân bằng, cụ thể, Hà Nội – Hải Phòng là 19%, và ở chiều ngược lại Hải Phòng – Hà Nội là 21%.

Như vậy, chúng ta có thể thấy trong các năm sắp tới, nhu cầu về nguồn lao động trong ngành này cũng sẽ tăng lên. Do vậy, nếu như mọi người muốn làm trong ngành xuất nhập khẩu thì nên bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết nhất, trau dồi thêm và nâng cao hơn nữa về tính chuyên môn của mình để có tính cạnh tranh cao hơn.
 

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến.
Top